Tổ chức tốt công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 95 - 97)

II- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÀPHÊ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN 2010.

8.Tổ chức tốt công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mạ

Trong sự vận hành xủa cơ chế thị trường, số phận của hàng hía, dịch vụ và từ đó số phận của các nhà sản xuất kinh doanh do thị trường quyết định. Thị trường chính là nơi thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, các hàng rào thuế quan và phi thuế

quan bị dỡ bỏ thì sự thẩm định về khả năng cạnh tanh của sảm phẩm càng nghiêtj ngã. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thị trường ngoài nước có vị trí quyết định và là nhân tố khách quan, tạo tiền đề cho sự sống còn của doanh nghiệp, do

vậy việc nghiên cứu tìm hiểu và nắm bắt thị trường thế giới để thâm nhập và duy trì, phát triển là những giải pháp có tính then chốt trong chiến lược phát triển của

doạnh nghiệp. Để thâm nhập được thị trường thì cần nắm vững điều kiện toàn diện của nước nhập khẩu đối với từng mặt hàng cụ thể, bao gồm luật pháp và các chính sách, cơ chế điều hành, đặc biệt là chính sách thuế, phi thuế và các rào cản

kỹ thuật nói chug, phong tục tập quán và văn hóa trong kinh doanh, trong tiêu

thụ. Phải nghiên cứu thấu đáo phong tục tập quán và sở thị trường của từng thị trường , từng đối tác để có sách lược và chiến lược thích hợp trong đàm phán, giao dịch thương mại; phải nắm vững vàtôn trọng luật lệ quốc tế, cần liên kết với

các doanh nghiệp cùng mặt hàng kinh doanh trong nước để nâng cao số lượng,

thống nhất chất lượng, hợp tác với các doanh nghiệp tại nước mua hàng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Trong khi điều tra về thị trường, rất cần được nhấn mạnh ở đây còn là vấn đề phải đặc biệt quan tâm đến các "đối sách" của nước nhập khẩu, thông qua

việc xử lý tinh vi các rào cản thương mại và thuế nhập khẩu. Công cụ này mang tính chất đơn phương và rất nhạy cảm, nhà xuất khẩu thường rất bị động và không dễ dàng "dỡ bỏ" được các rào cản đó, mà phải tích cực tìm cách khắc

phục. Cả Chính phủ và doanh nghiệp cùng cần chủ động phát hiện sớm ý đồ tạo

dựng các rào cản kỹ thuật của đối phương để có biện pháp đối phó hữu hiệu. Do

rào cản kỹ thuật thực chất là các hàng rào kỹ thuật đơn phương (tất nhiên phía "dựng" nên các rào cản phải nghiên cứu kỹ các điều ước quốc tế để không vi

phạm hoặc chí ít là rất khó phát hiện ra sự vi phạm các điều ước quốc tế, các luật

lệ đã cam kết giữa hai phía), nên sự khắc phục này không thể có một công thức

chung cho mọi loại rào cản. Ngoài vấn đề có tính nguyên lý là phải nâng cao sức

cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở nâng cao chất lượng, hạ giá thành, vấn đề còn lại là trong muôn hình vạn trạng rào cản có thể xảy ra, cần đòi hỏi có

cách khắc phục thích ứng và tốt nhất là chủ động phòng tránh trước trên cơ sở

tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm về buôn bán quốc tế.

Về thuế nhập khẩu, ngoài các loại thuế quen thuộc như MFN, GSP các thương nhân đã khá quen thuộc, cần phải đầu tư thêm cho thương nhân về nhận

thức và khả năng sử dụng các loại thuế đặc thù để tạo cho thương nhân Việt Nam

biết khai thác lợi thế của mình trong khi đàm phán kinh doanh. Lợi thế này thể

hiện rất rõ khi sử dụng Form D để xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường các nước ASEAN. Theo điều tra, tỷ lệ các thương nhân Việt Nam sử dụng Form D

còn quá ít; mới chỉ có một số lượng không đáng kể các thương nhân ở Thành phố

Hồ Chí Minh. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thương nhân Việt Nam lâu nay thường quan tâm đến thuế hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam hơn là thuế

suất hàng ta nhập vào các nước, do đó nhiều khi không tận dụng hết, thậm chí bỏ qua các cơ hội pháp lý có từ các nước giành cho ta, làm giảm lợi thế vốn có của

Bên cạnh việc tìm hiểu thị trường thì một điều vô cùng quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu là phải hiểu biết thấu đáo đối thủ cạnh tranh để đối sách kinh

doanh hợp lý. Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 về chuyển

dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 2001 - 2010 đã định hướng chuyển dịch cơ cấu

nông sản trong 10 năm tới, yêu cầu các "cây con" nằm trong diện quy hoạch phải

triển khai dần (trong đó có cây cà phê). Tuy nhiên, do tính chất sản phẩm nông

nghiệp đòi hỏi phải có thời gian đầu tư nhất định mới phát huy được hiệu quả,

nên trong quá trình đó cần có bước đi và cách đi phù hợp để thâm nhập thị trường

cho từng giai đoạn. Trong quá trình cạnh tranh trên thương trường cần tránh

"chạy đuổi" một cách rập khuôn theo đối thủ, vừa lãng phí thời gian công sức,

vừa mệt mỏi mà vẫn khó đạt được hiệu quả. Đối với mặt hàng cà phê không thể

không kể đến Braxin, Columbia. Cần lưu ý là, nghiên cứu đối thủ của ta về xuất

khẩu cà phê nên chú trọng trước hết đến các đối thủ trên những thị trường mà họ đã xuất khẩu đáng kể. Chẳng hạn nghiên cứu các nhà xuất khẩu cà phê của

Braxin nên chú trọng nghiên cứu cách kinh doanh của họ tại thị trường Đức, vì Braxin là nhà cung cấp cà phê đứng đầu của Đức (trước đây các nguồn cà phê truyền thống của Đức là Trung Mỹ, nhưng sau vì giá đắt nên Đức đã quay lưng

lại để sử dụng cà phê hạt giá rẻ của Braxin).

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 95 - 97)