Sơ lược lịch sử phát triển ngành càphê Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 42 - 45)

V- KINH NGHIỆM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU:

1.Sơ lược lịch sử phát triển ngành càphê Việt Nam

Cà phê được đưa vào Việt nam hơn một trăm năm nay, để có được

vị trí như ngày hôm nay đã trải qua không ít những thăng trầm. Cây cà phê đầu tiên được đưa vào trồng tại Việt Nam vào năm 1857 bởi một số nhà truyền giáo người Pháp nhằm cung cấp cà phê cho các tu viện ở Quảng Bình, Quảng Trị sau

lan sang Ninh Bình và theo dòng truyền đạo đi sang các tỉnh khác. Tới năm 1920

trở đi thực dân Pháp mới phát triển các đồn điền cây cà phê ở Phủ Quỳ Nghệ An

và một số nơi ở Tây Nguyên và lúc này cây cà phê mới bắt đầu có diện tích đáng

kể. Các đồn đin có qui mô từ 200- 300 ha và năng suất đạt từ 400-600 kg/ha.

Năm 1930 diện tích trồng lên tới 5.900 ha trong đó có 4.700 ha cà phê chè, 900 ha cà phê mít và 300 ha cà phê vối. Cho đến năm 1945, sản lượng cao nhất trong những năm này là 4.500 tấn và hầu hết là xuất sang Pháp.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, từ năm 1945 đến 1954, các đồn điền cà

phê do Nhà Nước ta quản lý nhưng vì chiến tranh nên phần lớn diện tích bị bỏ

hoang, cà phê không xuất khẩu được. Năm 1954, diện tích cà phê chỉ còn lại

4000 ha (chủ yếu ở Tây Nguyên: 3100 ha), sản lượng cà phê 2.500 tấn.

Năm 1955, cùng với phong trào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, các nông trường cà phê quốc doanh cũng được thành lập ơ một số nơi. Trong 6 năm ( 1956-1962), diện tích cà phê từ 500 ha lên 14.800 ha, sản lượng cà phê

tăng từ 225 năm 1960 lên 4.385 tấn năm 1967. Trong thời gian này cà phê ở miền

Bắc chủ yếu được xuất sang Liên Xô và các nước Đông Âu… với tổng sản lượng

xuất khẩu trong 20 năm là 30.000 tấn. Ở các tỉnh phía Nam, từ năm 1946 đến

1957, diện tích càphê tang không đáng kể từ 3.019 ha lên 3.370. Năm 1957 đến

1965, diện tích cà phê tăng lên đến 11.120 ha do chủ trương lập các dinh điền

của ngụy quyền Sài Gòn. Năm 1973 sản lượng cà phê của miền Nam vào khoảng

3.120 tấn và hầu hết được tiêu dùng trong nước, xuất khẩu không đáng kể.

Sau năm 1975 cà phê được phát triển mạnh tại các nông trường quốc doanh thông qua chương trình hợp tác trồng cà phê với các nước thuộc hệ thống

xã hội chủ nghĩa cũ như: Liên Xô, Ba Lan, Bungari, Tiệp CHDC Đức… Chính

phủ ta đã ký hàng loạt các hiệp định trong đó ta được cung cấp vốn, thiếp bị vật tư máy móc, phân bón… Nhờ vậy và sau năm 1976 quy mô sản xuất mới chỉ có

19.000 ha diện tích và sản lượng là 6,1 nghìn tấn thì năm 1986 đã lên tới

65,5 nghìn ha và 202 nghìn tấn.

Đến năm 1993-1994,sản lượng cà phê cả nước là 140 ngìn tấn, đứng thứ 3 Châu Á sau Inđônêxia và Ấn Độ. Năm 1996, Việt Nam vươn lên đứng thứ 4 thế

giới và thứ 2 Châu Á về sản lượng cà phê. Năm 1998 và năm 1999, Việt Nam đứng đầu Châu Á. Nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên và năng suất thuộc loại cao

nhất trên thế giới (năng suất là 1.500 kg/ha bằng 2-3 lần năng suất thế giới và 1,7 lần năng suất Châu Á) nên Việt Nam đã trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ

hai trên thế giới năm 2001. Hiện nay Việt Nam là một trong những nước có diện

tích trồng cà phê lớn nhất thế giới. Năm 2000, diện tích trồng cà phê của Việt

Nam là 533 nghìn ha nhưng đến nay do cuộc khủng hoảng về giá, diện tích trồng

cà phê ở đã giảm xuống còn 500 nghìn ha vào năm 2002. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.Vai trò của cà phê xuất khẩu đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

Cà phê là một trong những loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trong đó có Việt

Nam.ngày nay cà phê là một trong những ngành hàng nông sản trọng yếu của

Việt Nam. Hàng năm, xuất khẩu cà phê mang lại cho đất nước trên 500 triệu

USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt từ 4% đến 8% kim ngạch xuất khẩu cà nước và chiếm 25% tổng giá trị nông nghiệp Việt Nam.

Cà phê luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.Hàng xuất khẩu chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu

do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất thuận lợi. Mặc dù có chính sách

đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, nhưng các quốc gia đều có chính sách xây dựng

mặt hàng xuất khẩu chủ lực.Vấn đề này cũng được nhà nước đề ra từ những năm 1960 nhưng phải đến những năm gần đây khi chúng ta mở cửa có cơ hội tiếp xúc

manh mẽ với thị trường thế giới vấn đề xây dựng nhóm hàng xuất khẩu chủ lực

mới được nhấn mạnh. Những năm đầu kế hoạch năm năm 1991-1995 tình trạng

dần các ngành sản xuất hàng hóa tạo ra một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: dầu thô,gạo, càphê, hạt điều. Hải sản, dệt may... Trước đây chúng ta chỉ có 3- 4 mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu từ 100 triệu USD trở lên thì năm 1995 đã lên đến 12 mặt hàng.

Cà phê những năm qua dã đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu

hàng nông sản của Việt Nam. Có lúc kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt tới 600 triệu

USD. Tuy gần đây giá xuất khẩu cà phê giảm đã ảnh hưởng tới kim ngạch xuất

khẩu nhưng khối lượng xuất khẩu không ngừng tăng khiến cho cà phê vẫn có một

vị trí quan trọng trong các mặt hàng chủ lực của Việt Nam.

Bảng 12: Một số mặt hàng nông sản chủ lực Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Gạo 1.988 3.003 3.575 3.730 4.508 3.476 3.729 3.241 Cà phê 248 284 392 382 482 733 931 711 Hạt tiêu 17,9 16,5 33,3 25,7 18,4 34,2 43,7 62,8 Cao su 138,1 194,5 194,2 191,0 263,0 273,4 208,1 444,0 Rau quả 56,1 90,0 71,0 53,0 106,5 213,1 330,0 200,0 Chè 18,8 20,8 32,9 33,0 36,0 55,6 68,2 75,0 Lạc 11,5 127,0 86,0 87,0 56,0 76,1 78,2 107,0

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2002-2003

II-THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 42 - 45)