Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 86 - 88)

II- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÀPHÊ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN 2010.

5.Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu

cà phê ở nước ngoài, khuyến khích việc tiêu dùng cà phê ở thị trường trong nước.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường là một yêu cầu bức thiết của ngành cà phê Việt Nam. Hiện nay cà phê Việt Nam được xuất

sang trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng còn thiếu những thị trường

truyền thống. Những bạn hàng lâu năm, đáng tin cậy chưa có nhiều. Ngành cà phê Việt Nam cũng còn chưa tham gia các thị trường kỳ hạn. Đó là các mặt còn non yếu của ngành cà phê Việt Nam. Đến nay một hướng mới của ngành cà phê thế giới là buôn bán trên mạng cũng cần được quan tâm. Và các chợ kỳ hạn Luân đôn, các sàn giao dịch rất sôi động trước đây nay đã giải tán, phân tán về từng

công ty với hệ thống máy tính theo kiểu buôn bán trên mạng.

6. Phát triển một ngành cà phê sản xuất bền vững: cà phê là một nguồn

thu nhập quan trọng của hàng triệu nông dân trên thế giới với hơn 20 triệu gia đình nông dân có cuộc sống gắn với cây cà phê, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn

do giá cà phê giảm sút hiện nay.

Trong khi đó cà phê lại đang trở thành một trong những thứ đồ uống phổ

biến rộng rãi nhất trên thế giới. Hơn một tỷ người có thói quen uống cà phê, nó chiếm 20% tổng dân số toàn cầu . Điều đó chứng tỏ việc tiếp tục sản xuất của

ngành cà phê là cần thiết. Tạo điều kiện tốt sản xuất cà phê mang lại lợi ích cả về

kinh tế cả về sinh thái là mục tiêu của việc xây dựng một ngành sản xuất cà phê bền vững.

Cuộc khủng hoảng cà phê hiện nay đã đẩy giá cà phê xuống thấp và đẩy người nông dân đến những khó khăn về kinh tế. Nó làm cho nông dân khó khăn

trong việc sản xuất cà phê với chất lượng cao, bảo vệ nguồn tài nhiên thiên nhiên và duy trì cuộc sống của họ.

Có thể nói cung cà phê đến lúc này đã bão hoà, và nên hạn chế việc tiếp tục

trồng mới. Thị trường lúc này đòi hỏi những chủng loại sản phẩm cà phê mới tốt hơn, ngon hơn, cà phê đặc biệt. Nói cách khác thị trường đòi hỏi chất lượng,

không phải là số lượng.

Điều đó đòi hỏi phải thực hiện một cách đúng đắn chủ trương của Nhà

nước là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu giống, đảm bảo cả số lượng và chất lượng, ít sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, dùng nhiều

chống ô nhiễm nguồn nước, chống làm kiệt quệ nguồn dinh dưỡng cho cây

trồng.... dẫn đến sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đó chính là mục tiêu của một nền sản xuất cà phê bền vững được thể hiện

cả về các mặt nông nghiệp, môi trường và kinh tế - xã hội.

III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam đến năm

2010.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 86 - 88)