Giá càphê xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 52 - 54)

V- KINH NGHIỆM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU:

2.Giá càphê xuất khẩu của Việt Nam

Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam biến động thất thường, phụ thuộc vào giá cà phê thế giới. Trước những năm 1990, giá cà phê xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao, trên dưới 2.000 USD/tấn. Nhưng từ năm 1990 đến 1993, giá ở mức thấp, dưới 1000 USD/tấn. Riêng năm 1995, giá tăng đột ngột lên đến 2633 USD/tấn. Đây được coi là mức giá cao nhất từ trước đến giờ. Rồi sau đó giá giảm xuống

còn bình quân 1.279 USD/tấn mỗi năm trong thời kỳ từ 1997-1999. Thời kỳ sau đó, cung với cuộc khủng hoảng của ngành cà phê thế giới, giá cả biến động theo

chiều hướng xấu. Nếu như giá cà phê thế giới tụt xuống mức thấp nhấtkỷ lục

trong vòng 30 năm vào năm 2001 thì giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng

giảm chỉ còn 419,9 USD/tấn, mức thấp nhất. Với mức giá này không ít nhà sản

xuất và kinh doanh cà phê rơi vào tình trạng khó khăn thua lỗ. Năm 2002, giá tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Sáu tháng đầu năm 2003, giá cà phê xuất khẩu đã

tăng lên 50% so với năm 2002, nhưng sự tăng giá này vẫn chưa vững vàng và còn ở mức thấp. Ngành cà phê thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

Bảng 16 : Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam 1997 -2003

Đơn vị: USD/tấn

Đơn giá xuất khẩu

USD/ tấn %thay đổi

1997 1270,4 107,0 1998 1554,9 122,4 1998 1554,9 122,4

1999 1214,1 78,1 2000 683,5 56,3 2000 683,5 56,3 2001 419,9 61,4 2002 448,2 106,7 2003* 697,2 155,5 * 6 tháng đầu năm

Nguồn: Số liệu thống kê xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan.

Tuy nhiên, giá cà phê Việt Nam luôn ở mức thấp giá hơn cà phê thế giới khoảng

200USD. Nguyên nhân chính gây nên sự thua thiệt này là vì cà phê xuất khẩu

Việt Nam chất lượng chưa cao, dẫn đến việc bị khách hàng ép giá, thêm vào đó là

các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm, không năm

bắt kịp thời thông tin giá cả, nhiều khi lại mua bán qua trung gian

3.Cơ cấu cà phê xuất khẩu.

Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm có cà phê vối (Robusta) và cà phê chè (Arabica). Trong đó cà phê chè chỉ chiếm khoảng 2%,

còn lại là cà phê vối chủ yếu là xuất khẩu bán thành phẩm. Khoảng 95% tổng

khối lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, cà phê hoà tan chỉ chiếm 3-5% và cà phê nhân rang chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 1-2%. Chủng loại cà phê xuất khẩu

của Việt Nam còn đơn điệu như vậy là do nhiều nhân tố như do công nghiệp chế

biến còn thô sơ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại. Hiện có một

số nước nhập khẩu cà phê Việt Nam về chế biến lại và bán với giá cao hơn từ

100-150 USD/tấn như Thái Lan, Singapore,...

Về sản phẩm cà phê hoà tan, hiện nay nhu cầu thế giới đang tăng nhanh

chứng tỏ sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng. Sự biến chuyển này là một

sự kiện đáng chú ý đối với các nước xuất khẩu cà phê nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam khai

thác. Hiện nay sản phẩm cà phê hoà tan xuất khẩu của Việt Nam là rất ít, chỉ có

lượng nhỏ. Đây vẫn là một thị trường rộng lớn dễ phù hợp với sản phẩm của

chúng ta.

Thời gian gần đây, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những thay đổi tích

cực. Lượng cà phê hoà tan và cà phê rang xay xuất khẩu cũng đã tăng lên. Trong

niên vụ 2001/02, Việt Nam đã xuất khẩu được 596,950 tấn cà phê hoà tan, trị giá 1.651.428 US$, đơn giá 2766,44 US$/tấn; 41,766 tấn cà phê rang xay, trị giá 133.766 US$, đơn giá 3202,74 US$/tấn. Có thể thấy, giá cà phê nhân xuất khẩu đã qua chế biến tăng lên nhiều lần. Vì vậy, tăng tỷ trọng cà phê chế biến trong

tổng lượng cà phê xuất khẩu là một hướng đi tích cực để nâng cao hiệu quả sản

xuất và xuất khẩu cà phê.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 52 - 54)