Tình hình nhập khẩu càphê thế giớ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 27 - 33)

Nhu cầu nhập khẩu cà phê thế giới từ năm 1980 đến những năm gần đây, tăng

bình quân 1,4%/năm. Những năm đầu thập kỷ 90, nhập khẩu cà phê thế giới biến động không ngừng, trung bình từ 1990-1994 giữ mức khoảng 90 triệu bao/năm. Nhưng từ năm 1995 có xu hướng giảm sút một phần là do dự trữ của các nước

nhập khẩu ở những năm trước vẫn còn, phần khác là do sự thay đổi về nhu cầu

tiêu thụ các sản phẩm cà phê đã chế biến trên thế giới.

Bảng 9: Tình hình nhập khẩu cà phê tại một số khu vực/nước

Đơn vị: 1000 bao

Các nước nhập

khẩu/khu vực

Thế giới 76.606 76.219 78.949 77.177 78.936 Bắc Mỹ(Trong đó) 20.128 20.449 21.365 20.988 21.600

Mỹ 17.847 18.194 19.057 18.681 19.164

Tây Âu(Trong đó:) 36.382 35.125 36.652 34.709 34.924

Pháp 5.623 5.317 5.311 5.316 5.469 Đức 9.773 8.990 10.508 9.456 9.675 Italy 4.857 4.843 4.977 5.122 5.346 Đông Âu 6.461 7.457 7.057 7.076 7.600 Châu á và Thái Bình Dương(trong đó) 9.951 9.592 10.292 10.757 10.985 Nhật 6.369 5.900 6.261 6.733 6.743 Các nước khác 3.684 3.596 3.583 3.647 3.827

Nguồn: Tổ chức Cà phê Thế giới

Nếu như 90% sản lượng cà phê sản xuất ra trên thế giới là ở các nước đang phát triển thì 75% sản lượng cà phê nhập khẩu thuộc về các nước công

nghiệp phát triển.Có thể kể tên ra đây một số nước nhập khẩu cà phê hàng đầu

thế giới:Mỹ, Phần Lan, Đức, Pháp Italia, Thuỵ Điển, Nhật Bản…

Bên cạnh các nước phát triển, các nước đang phát triển tuy chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong tổng lượng cà phê nhập khẩu nhưng cùng với việc nâng cao thu

nhập và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, con số này cũng ngày càng

được tăng, nếu trong những năm 80, nhập khẩu của những nước đang phát triển

chỉ tăng khoảng 3,5%/năm, thì sang đầu những năm 90 mức tăng này là

4,1%/năm. Ngay cả những nước sản xuất cà phê lớn cũng có nhu cầu nhập khẩu cà phê, tuy nhiên là cà phê đã qua chế biến.

*Nhập khẩu cà phê phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau:

+ Giá cả và thu nhập:

Các thị trường nhập khẩu có phản ứng rất khác nhau đối với biến động giá

cả. Tuy nhiên, nhìn chung, giá cà phê nhân có ảnh hưởng khá rõ rệt đối với lượng

nhập khẩu trong khi giá cà phê chế biến ít biến động hơn và cũng ít ảnh hưởng hơn đến động thái nhập khẩu.

Thu nhập là yếu tố quan trọng đến nhập khẩu cà phê, nhất là đối với

các loại sản phẩm cà phê cao cấp. Tại các nước có thu nhập cao và có truyền

thống tiêu thụ cà phê như các nước Scanđinavia hay Hà Lan, mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cũng như tỷ trọng tiêu thụ các loại cà phê ít biến động trong

những năm qua trong khi đối với các nước có thu nhập thấp, tốc độ tăng trưởng

nhập khẩu có quan hệ trực tiếp đối với tốc độ tăng thu nhập dân cư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thị hiếu tiêu dùng và xu hướng cạnh tranh từ các loại đồ uống khác:

Mặc dù khó định lượng, sức ép cạnh tranh từ các loại đồ uống khác là yếu

tố quan trọng ảnh hưởng đến tiêu thụ và nhập khẩu cà phê. Ngoài các yếu tố về

giá cả, những mối quan tâm về sức khoẻ cũng là yếu tố có tác động tới mức tiêu thụ và cơ cấu tiêu thụ cà phê cũng như quyết định lựa chọn loại đồ uống của người tiêu dùng.

Tại nhiều thị trường, trong đó có Mỹ, sự phát triển của những loại đồ uống

không cồn khác như trà thảo dược, nước trái cây và nước khoáng cùng với những chương trình quảng cáo về tác dụng của những loại đồ uống này tới sức khoẻ, đã

ảnh hưởng lớn đến mức tiêu thụ cà phê. Vì vậy, những chương trình của ICO

nhằm khuyến khích tiêu thụ cà phê như giới thiệu các loại cà phê tách cafein hay giới thiệu các tác động tích cực cà phê đối với sức khoẻ như giảm stress, kháng

khuẩn và các tác động trong điều trị các bệnh viêm họng, sởi...có khả năng tác động tốt tới xu hướng tiêu thụ cà phê trên thị trường.

Sự khác biệt về thị hiếu tiêu dùng cà phê và những xu hướng thay đổi thị

hiếu tiêu dùng trên mỗi thị trường cũng tạo ra nhiều khó khăn cho các nhà xuất

khẩu trong chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu nhằm vào các thị trường

mục tiêu. Trong những năm gần đây, thị phần của cà phê dịu đã giảm đi trên thị trường Mỹ, nhường chỗ cho các loại cà phê có độ axit thấp như cà phê Arabica Braxin và cà phê Robusta. Xu hướng tiêu thụ trên thị trường Mỹ thường ảnh hưởng tới thị hiếu của nhiều nước châu Á - TBD như Australia, Hồng Công hay

Singapo. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản lại ưa chuộng các loại cà phê đặc

Mountain hay Hawaiina Kona...Nhu cầu về các sản phẩm sạch (cà phê hữu cơ) cũng tăng nhanh trên thị trường nhiều nước phát triển trong khi mức giá cao

của các sản phẩm này vẫn là trở ngại cho việc tăng tiêu thụ tại nhiều nước đang

phát triển. Các nước phát triển chiếm tới 680 ngàn bao trong tổng số 700 ngàn bao cà phê hữu cơ ước tính tiêu thụ trong niên vụ 2002/03.

+ Chính sách thuế:

Chính sách thuế cũng như các rào cản hành chính về nhập khẩu và tiêu thụ

cà phê của các nước có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ và lượng cà phê nhập khẩu. Mặc dù những thoả thuận về cắt giảm thuế nhập khẩu cà phê trong khuôn khổ GATT và WTO đã giảm nhẹ đáng kể những rào cản này nhưng việc

cắt giảm thuế nhập khẩu chủ yếu được áp dụng đối với cà phê nhân. Một số nước

vẫn áp dụng mức thuế khá cao với cà phê chế biến và tạo ra những rào cản đáng

kể đối với xuất khẩu cà phê chế biến. Những chính sách ưu đãi theo những thoả

thuận song phương và đa phương với những khu vực nhất định cũng tạo ra sức ép

cạnh tranh không công bằng đối với những nước xuất khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của những thoả thuận này..

Bên cạnh đó, nhiều nước vẫn áp đặt các rào cản phi thuế quan đối với nhập

khẩu cà phê như hạn ngạch nhập khẩu, đánh thuế tiêu thụ cao nhằm hạn chế tiêu dùng cà phê hay áp dụng các tiêu chuẩn, quy định rất khác nhau giữa các nước về

nhãn sản phẩm hữu cơ và tiêu chuẩn môi trường...

Cà phê được nhập khẩu chủ yếu dưới dạng chưa chế biến. Trong năm

2001, cà phê nhân thô chiếm tỷ trọng 82,7% tổng lượng cà phê nhập khẩu toàn cầu trong khi cà phê rang và cà phê hoà tan chiếm tỷ trọng tương ứng 6,6% và 10,7%. Tuy nhiên, nhập khẩu cà phê chế biến có xu hướng tăng nhanh hơn trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những năm gần đây. Trong giai đoạn 1995 – 2001, nhập khẩu cà phê chưa chế

biến chỉ tăng bình quân 1,5%/năm trong khi nhập khẩu cà phê rang và cà phê hoà

tan đạt tốc độ tăng bình quân 7%/năm và 8%/năm.

Bảng 10: Nhập khẩu cà phê toàn cầu 1995- 2001 Đơn vị: (triệu bao)

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng nhập khẩu 83,3 90,1 94,5 95,6 99,4 101,1 101,2 Tổng nhập khẩu 83,3 90,1 94,5 95,6 99,4 101,1 101,2 - Cà phê nhân 71,5 78,0 80,1 81,2 83,5 83,9 83,7 - Cà phê rang 4,6 4,9 5,2 5,6 6,4 6,8 6,7 - Cà phê hoà tan 7,2 7,2 9,2 9,8 9,5 10,4 10,8 Tái xuất 14,6 15,8 18,1 19,6 19,7 21,4 21,1 - Cà phê nhân 7,2 6,7 8,2 9,7 8,8 9,0 8,6 - Cà phê rang 4,1 4,9 5,2 5,1 5,6 5,8 5,7 - Cà phê hoà tan 3,3 4,2 4,7 4,8 5,3 6,6 6,8 Nhập khẩu ròng 68,7 75,3 76,4 76,0 79,7 79,7 80,1 - Cà phê nhân 64,3 71,3 71,9 71,5 74,7 74,9 75,1 - Cà phê rang 0,5 0,0 0,0 0,5 0,8 1,0 1,0 - Cà phê hoà tan 3,9 3,0 4,5 5,0 4,2 3,8 4,0

Nguồn: ICO và USDA. Coffee – An Export’s guide. International Trade Centre, Geneva, 2002.

Nếu như 90% sản lượng cà phê sản xuất ra trên thế giới là ở các nước đang phát triển thì 75% sản lượng cà phê nhập khẩu thuộc về các nước công

nghiệp phát triển.Có thể kể tên ra đây một số nước nhập khẩu cà phê hàng đầu

thế giới:Mỹ, Phần Lan, Đức, Pháp Italia, Thuỵ Điển, Nhật Bản…

Các nước nhập khẩu chủ yếu chiếm trên 90% tổng lượng cà phê nhập khẩu

toàn cầu, trong đó, Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm tới 29%

tổng lượng cà phê nhập khẩu. Đứng thứ hai là Đức với tỷ trọng khoảng 18% tổng lượng nhập khẩu. Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản tăng nhanh, đưa Nhật Bản trở thành nước đứng thứ ba thế giới về nhập khẩu cà phê trong những năm qua với

tỷ trọng khoảng 9% tổng lượng cà phê nhập khẩu toàn cầu (Nhập khẩu cà phê của các nước nhập khẩu chủ yếu tham khảo tại phụ lục 3).

Các nước nhập khẩu tiêu thụ khoảng 75% tổng lượng cà phê rang xay toàn cầu, trong đó 88% được rang xay trong nước. Buôn bán nội EU chiếm khoảng

khẩu từ các nước trồng cà phê và 28% giao dịch còn lại thuộc về các nước

khác, chủ yếu là Mỹ.

Nhập khẩu cà phê hoà tan cũng chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng lượng nhập khẩu ròng do cà phê hoà tan thường được chế biến ngay tại nước tiêu thụ. Trong những năm gần đây, nhập khẩu cà phê hoà tan tăng rất chậm ở các nước tiêu thụ lớn như Mỹ và EU. Mức tăng nhập khẩu cà phê hoà tan toàn cầu

chủ yếu do xu hướng tăng nhập khẩu và tiêu thụ của các nước Đông Âu, đặc biệt là Nga và các nước Viễn Đông với sự phát triển của các loại cà phê chế biến sẵn

“3 trong 1”.

Mỹ chủ yếu nhập khẩu cà phê từ các nước Mỹ Latinh - Braxin, Côlômbia

và Mêhicô. Cà phê đã qua chế biến chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng lượng

cà phê nhập khẩu của Mỹ. Trong khi đó, EU, trong đó có Đức, nhập khẩu nhiều

cà phê nhân từ các nước ACPC (Châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương), để rang

xay và chế biến cho nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng như tái xuất. Nhật Bản nhập

khẩu cà phê chủ yếu từ Braxin, Côlômbia và Inđônê xia. Cà phê nhân cũng chiếm

tỷ lệ lớn trong tổng lượng cà phê nhập khẩu của Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản

còn nhập khẩu một lượng khá lớn cà phê chiết xuất dùng làm nguyên liệu cho

công nghiệp sản xuất đồ uống và công nghiệp chế biến thực phẩm.

Phương thức nhập khẩu của Mỹ, EU và Nhật Bản có rất nhiều điểm tương đồng. Cà phê chủ yếu được nhập khẩu từ các nước xuất khẩu qua các thương gia

quốc tế. Nhiều nhà rang xay lớn của Tây Âu có các trung tâm mua gom riêng, quan hệ trực tiếp với nước xuất khẩu. Tuy nhiên, hầu hết các nhà rang xay vẫn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mua cà phê qua các trung tâm giao dịch quốc tế hoặc các nhà nhập khẩu trung

gian. Tại nước nhập khẩu, cà phê nhân được các thương gia nhập khẩu và phân phối cho các nhà chế biến, nhà kinh doanh và các nhà sản xuất thực phẩm công

nghệ. Cà phê rang xay dùng cho hộ gia đình thường được phân phối qua hệ thống

bán buôn, từ các nhà rang xay tới các nhà bán buôn hàng thực phẩm chế biến và

sau đó đưa vào hệ thống bán lẻ - cửa hàng, cửa hiệu, quán cà phê…Các nhà kinh doanh cà phê hoà tan chủ yếu là nhập khẩu cà phê bột với khối lượng lớn và đóng

gói tại nước nhập khẩu hoặc nhập khẩu cà phê hoà tan đã đóng gói sẵn. Cà phê hoà tan dùng cho hộ gia đình thường được kinh doanh qua các đại lý tới các

nhà bán buôn cấp 2, sau đó đưa vào mạng lưới bán lẻ .

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 27 - 33)