Hệ thống Chính sách kinh tế vĩ mô còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 72 - 74)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀPHÊ VIỆT NAM.

2.5. Hệ thống Chính sách kinh tế vĩ mô còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu

thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu .

Chế độ chính sách áp dụng đối với sản xuất và kinh doanh cà phê còn có chỗ chưa hợp lý. Việc Nhà nước áp dụng chế độ phụ thu đánh vào nhà sản xuất nhưng thực chất cuối cùng nó lại có tác động như một loại thuế gián tiếp đánh vào người trồng cà phê, do họ không nắm được nguồn thông tin nhanh như các

doanh nghiệp. Do vậy mà việc xác định thời điểm và mức đánh phụ thu là rất

quan trọng để không ai bị thiệt hại nặng. Mặt khác phải đảm bảo phụ thu khi giá cao, đến khi giá thấp phải tiến hành hỗ trợ kịp thời. Khi Nhà nước đề ra các chính

sách thì rất đúng đắn nhưng khi thực hiện lại không đáp ứng được chính sách đề

ra. Do vậy trong thời gian tới nhất thiết phải nhanh chóng tổ chức lại hoạt động này để người nông dân yên tâm sản xuất vì họ vốn đã rất dao động khi tham gia

sản xuất cà phê, nếu 2 ba vụ liền mà đều bị thua lỗ thì họ sẽ phá bỏ diện tích cà

phê đã trồng để chuyển sang trồng cây khác. Mặt khác thuế đánh vào các chi phí

đầu vào của ngành cà phê còn cao như phân bón, lân…

Các chính sách khuyến khích hiện có mới chỉ chung chung cho mọi hoạt động sản xuất, chưa tách riêng một hệ thống chính sách để khuyến khích những người sản xuất chế biến cà phê có chất lượng cao đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của

các thị trường trên thế giới và thị trường khó tính như các chính sách ưu đãi về

thuế, chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách ưu tiên vốn vay tín dụng cho người sản xuất cà phê xuất khẩu, các chính sách hỗ trợ ban đầu về giống và các dịch vụ hỗ trợ cho người sản xuất, các giống chất lượng cao,...

Hệ thống Chính sách tín dụng chưa phát huy được vai trò trong việc hỗ trợ

sản xuất và xuất khẩu.

nhân sau:

* Về mặt khách quan:

- Việc sản xuất cà phê chịu tác động mạnh của thời tiết và điều kiện tự

nhiên. Không những Việt Nam mà ngay cả những nước có trình độ sản xuất kinh doanh cà phê cao như Brazil và Colombia thì những đợt sương muối, giá lạnh

kéo dài cũng làm tụt một phần đáng kể sản lượng của họ. Thời tiết là nguyên nhân thuộc loại bất khả kháng đối với kinh doanh cà phê. Tuy nhiên nếu chúng ta

chủ động đề phòng thì có thể giảm thiểu được tác hại của nó.

- Trong những năm qua giá cả cà phê thế giới biến động mạnh tác động đến hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê Việt Nam. Do vậy chính sách thuế, phụ thu,...

của Nhà nước cần bám sát vào diễn biến tình hình giá cả cà phê xuất khẩu.

* Về mặt chủ quan:

- Sự hỗ trợ của Nhà nước cho ngành kinh tế cà phê còn chưa đủ liều, hiệu

quả thấp. Đó là chính sách thuế xuất nhập khẩu, tín dụng, vốn, vật tư kỹ thuật, chưa thể hiện sự ưu đãi đối với sản xuất kinh doanh cà phê như một ngành mũi

nhọn.

- Cơ chế chính sách của Nhà nước còn chưa đồng bộ, thay đổi nhanh gây khó khăn cho kinh doanh cà phê. Ví dụ cho nguyên dân này là việc tính thuế phụ

thu và việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê.

- Các đơn vị tham gia vào hoạt động xuất khẩu cà phê còn chưa có kinh

nghiệm chưa đủ vốn liếng bằng cơ sở vật chất, chưa quan tâm đến công tác

nghiên cứu, Marketing thị trường sản phẩm mục tiêu bên cạnh đó còn có hoạt động làm ăn “chụp rựt”, “đánh quả” trong kinh doanh xuất khẩu cà phê.

Tóm lại, những yếu kém còn tồn tại trong quá trình phát triển ngành cà phê nước

ta hiện nay là do các nguyên nhân chủ quan và khách quan này tạo nên. Để tiếp

tục phát triển trong thời gian tới, khắc phục những điểm bất lợi và khó khăn thì ngành cà phê Việt Nam cần phải cố gắng nỗ lực phát triển một cách tích cực và hiệu quả hơn nữa.

CHƯƠNG III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM ĐẾN 2010.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)