V- KINH NGHIỆM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU:
1. Diện tích, năng suất, sản lượng
Cà phê là một loại cây trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của
Việt Nam. Trong thập niên 90, sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng lên 10 lần, đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế
giới.
Trong vòng 20 trở lại đây, dưới chủ trương đẩy mạnh phát triển cây cà phê của chính phủ, diện tích cây cà phê của nước ta đã tăng lên rõ rệt. Năm 1990 diện
một mặt hàng có giá, dễ bán dễ trồng, nhanh thu hồi vốn .. đó cũng là yếu tố để những nhà sản xuất hướng mạnh tới mặt hàng này. Trong 10 năm sau đó diện
tích trồng cà phê lại tăng gấp năm lần, đưa tổng diện tích trồng cà phê của nước ta năm 2000 lên đến 516,7 nghìn ha.Đã hình thành những vùng sản xuất cà phê tập trung là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Từ đó đến nay diện tích trồng cà phê vẫn tiếp tục tăngđến mức 591,3 nghìn ha là mức đỉnh điểm năm 2002. Tuy nhiên
trong năm 2003, dưới áp lực của cuộc khủng hoảng cà phê, nhiều hộ nông dân đã phải chặt bỏ cây cà phê cộng thêm chủ trương của chính phủ và các địa phương
cắt giảm diện tích trồng cà phê. Riêng tỉnh ĐắcLăk và Gia Lai đã giảm khoảng 90.000 ha cà phê. Đến nay diện tích cà phê chỉ còn lại khoảng 500 ngàn ha.
Năng suất của Việt nam cũng được tăng nhanh và được đánh giá là cao nhất thế giới. Đầu thời kỳ 1990 năng suất chỉ mới là 1 tấn/ha thì đến nay đã lên
đến 1, 5 tấn/ha, có những nơi như ĐăkLăk năng suất đạt trên 2 tấn/ha.Nguyên nhân là do Viện nghiên cứu cà phê Việt Nam những năm qua đã cung cấp hàng chục tấn hạt giốngmới năng suất cao cho các địa phương. Mặt khác, cây cà phê Việt Nam trẻ hơn rất nhiều so với cà phê các nước khác, đúng vào thời điểm cho năng suất cao nhất.Tuy vậy, trong hai năm lại đây, do tình hình sâu bệnh tàn phá cây trồng và vốn đầu tư cho ngành giảm nên năng suất cũng có xu hướng giảm đi. Năm 2002 chỉ còn hơn 1,2 tấn/ha.
Về sản lượng, sau khi gia nhập tổ chức ICO năm 1993, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Sản lượng cà phê trong 10 năm qua cũng tăng lên nhanh chóng từ khoảng 1 triệu bao năm 1990 lên đến 10 triệu bao tương đương 600.000 tấn hiện nay.Sản lượng cao
nhất là vào năm 2001 với mức 847 tấn, vụ 2002 lại giảm xuống còn 688,7 tấn.Trong năm 1990, Việt Nam sản xuất ra 1% sản lượng cà phê thế giới thì hiện
nay tỉ lệ đó là 10%, thay thế vị trí thứ hai của Colombia và chỉ sau mỗi Braxin.
Với tổng diện tích trồng đạt trên 500.000 ha, và sản lượng 10 triệu bao mỗi năm, cà phê hiện nay được xếp thứ 2 sau gạo trong danh mục hàng nông sản xuất
mỗi năm thu hút khoảng 300.000 hộ gia đình, với trên 600.000 lao động, đặc biệt vào 3 tháng thu hoạch, con số này có thể lên tới 700.000 hoặc 800.000. Như vậy, số lao động của ngành cà phê đã đạt tới 1.83% tổng lao động trên toàn quốc nói chung và 2.93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp nói riêng.
Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra,
Việt Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê Arabica,
trong đó có chương trình chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, đưa một số diện
tích cà phê từ Robusta sang Arabica.
Trong vòng 20 năm lại đây ngành cà phê đã có những bước phát triển nhanh chóng vượt bậc. Một trong các nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đó trước
hết là nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước phù hợp với nguyện vọng của nông
dân. Về nguyên nhân khách quan, do giá cà phê trên thị trường trên thế giới
những năm đầu thập niên 90 diễn biến theo hướng có lợi cho người sản xuất, cà
phê làm ra bán được giá cao hơn và thu nhập của người nông dân cũng tăng lên
đáng kể. Sự kích thích của giá cả cũng đã thúc đẩy cà phê ở Việt Nam phát triển
nhanh chóng. Tuy nhiên sự phát triển đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngành
cà phê. Năm 2001, diện tích cà phê cả nước đã lên đến trên 561 ngàn ha với sản lượng trên 847 ngàn tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê, góp một phần đáng kể vào việc cung cấp dư thừa cà phê trên thị trường, đẩy giá cà phê đến mức thấp nhất trong thời gian mấy thập niên vừa qua.
Bảng 13 : Sản xuất cà phê của Việt Nam 1991 - 2002
Sản lượng Diện tích Năng suất
Ngàn tấn
% tăng Ngàn ha % tăng Kg/ha %tăng
1991 108,0 - 115,1 - 938,3 -
1993 136,1 114,2 108,3 104,4 1256,6 109,3 1994 180,0 132,2 123,9 114,4 1452,7 115,6 1994 180,0 132,2 123,9 114,4 1452,7 115,6 1995 218,0 121,1 186,4 150,4 1169,5 80,6 1996 316,9 146,8 254,2 136,4 1246,6 106,6 1997 420,5 132,7 340,4 133,9 1235,3 99,1 1998 409,3 97,3 370,6 108,9 1104,4 88,1 1999 509,8 124,6 408,0 110,1 1249,5 110,9 2000 800,4 157,0 516,7 126,6 1549,1 123,9 2001 847,0 105,5 561,3 108,6 1508,9 97,4 2002 688,7 81,3 591,3 94,3 1296,3 85,9
Nguồn: Niên giám thống kê, 2000, Tổng cục Thống kê.
Số liệu thống kê kinh tế-xã hội 2002, Tổng cục Thống kê.