Tổ chức bộ máy hoạt động xuất khẩu càphê còn yếu kém, hoạt động chưa có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 70 - 72)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀPHÊ VIỆT NAM.

2.4. Tổ chức bộ máy hoạt động xuất khẩu càphê còn yếu kém, hoạt động chưa có hiệu quả.

chưa có hiệu quả.

Nếu như trong sản xuất cà phê nước ta còn tồn tại tính tự phát, thì trong kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn còn tình trạng hỗn loạn. Chế độ đầu mối xuất khẩu cà phê

đã được bãi bỏ vào ngày 18/3/1998. Trong một vài tháng đầu tình hình vẫn khả

quan, mối liên kết vẫn được duy trì nhưng tới tháng 6/1998 thì Câu lạc bộ cà phê

Đắc lắc, và sau đó là cả Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, đã có văn bản đề nghị áp

dụng trở lại chế độ đầu mối kinh doanh xuất khẩu cà phê bởi hiện tượng cạnh tranh

không lành mạnh, cho khách hàng nước ngoài núp bóng mua hàng, nhập khẩu cà phê kém chất lượng về pha trộn với cà phê Việt Nam,... đã bắt đầu xuất hiện, đe doạ

phá vỡ các thành quả về giá cả và uy tín đã thu được.

VICOFA (ra đời 4/1990) và Vinacafe (ra đời ngày 29/4/1995) có các chức năng tập hợp các nhà sản xuất, kinh doanh và cung ứng các dịch vụ kỹ thuật

trong ngành cà phê để phối hợp hành động và nâng cao sức cạnh tranh, và phối hợp xây dựng quy hoạch ngành, phổ biến kỹ thuật canh tác, thu hoạch - chế

biến - bảo quản đến người trồng cà phê, trọng tài xử lý mâu thuẫn phát sinh trong

nội bộ thành viên và hợp tác quốc tế. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan (thiếu nguồn tài chính, thiếu người, thiếu cơ sở vật chất, thiếu sự trợ giúp của Nhà nước thông qua chuyển giao quyền hạn,...) nên trong thời gian qua các tổ

chức vẫn chưa thể hiện trọn vẹn các chức năng của mình.

Chúng ta không có một tổ chức thương nghiệp đủ lớn để có thể đứng ra giữ

và bình ổn giá thu mua cho người sản xuất, xây dựng kho bảo quản đạt tiêu chuẩn quốc tế nên hoạt động xuất khẩu cà phê nước ta hoàn toàn phụ thuộc vào niên vụ sản xuất do đó hoàn toàn phụ thuộc vào biến động của thị trường quốc tế trong năm đó. Những năm sau giá cà phê thế giới tụt xuống thấp chúng ta vẫn

phải xuất, nhưng năm sau nữa khi giá tăng vọt thì ta lại không có hàng lưu kho để

chớp lấy cơ hội nên luôn luôn bị thua thiệt so với các nước có hệ thống kho và tái chế phục vụ xuất khẩu. Ở đây chúng ta thiếu vắng một cơ quan có quyền lực tập

trung, quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp một cách

thống nhất để vừa tránh được tình trạng lộn xộn trên thị trường vừa nâng cao sức

cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế, cũng như bảm đảm lợi ích hài hoà giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất cà phê.

Mới đây Vicofa đã cùng với các doanh nghiệtp sản xuất và xuất khẩu cà phê

trong nước thành lập câu lạc bộ những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu

nhằm giúp đỡ hỗ trợ nhau, trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên, hoạt động của câu

lạc bộ trong thời gian đầu chưa cho thấy hiệu quả, còn giậm chân tại chỗ, chưa có

hoạt động thực tế để chứng minh hiệu quả của nó.

Việt Nam hiện nay mới chỉ tham gia vào ICO mà chưa tham gia vào ACPC nên chúng ta mới chỉ có điều kiện thuận lợi trong việc bán hàng của mình ra thế

giới mà chưa có điều kiện theo dõi sát sao diễn biến giá cả cà phê trên thị trường

thế giới, chưa có được những hợp tác với các nước sản xuất cà phê trên thế giới để bình ổn giá xuất khẩu. Mặc dù tỷ trọng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị

trường thế giới ngày càng tăng chúng ta vẫn chưa tham gia vào ACPC lý do là Việt Nam hiện nay còn thiếu hệ thống kho dự trữ bảo quản, thiếu vốn để khi

cần có thể giữ cà phê lại không xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)