II- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÀPHÊ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN 2010.
3. Phát triển côngnghiệp chế biến
Để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường
thế giới cần tập trung đổi mới công nghệ trong sản xuất, giải quyết tốt công tác
thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm là nội dung cơ bản nhất và là thách thức của ngành cà phê hiện nay.
Thu hái cà phê là một trong những khâu quan trọng để đảm bảo chất lượng
sản phẩm, có nguồn nguyên liệu tốt thì mới chế biến được những sản phẩm có
chất lượng cao. Do đó, cần tăng cường công tác bảo vệ đảm bảo công tác thu
hoạch tốt, loại bỏ tập quán hái quả xanh, thu hái cà phê quả chín phải đạt trên 95%. Với tỷ lệ đó mới thực hiện được công nghệ chế biến ướt hoặc khi chế biến
phơi xát khô vẫn đạt yêu cầu chất lượng, xuất bán theo tiêu chuẩn thử nếm
mới bảm đảm hương vị tốt
Công nghiệp chế biến phát triển sẽ làm tăng chất lượng cà phê xuất khẩu,
từ đó tạo điều kiện nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Nó có liên quan mật thiết đến
nguyên liệu, thiết bị chế biến cũng như tổ chức bộ máy cải tạo và quản lý chất lượng sản phẩm. Vì vậy để đẩy mạnh công nghiệp chế biến nâng cao chất lượng
cà phê xuất khẩu cần phải có sự phối hợp nghiên cứu và thực hiện đồng thời các
yếu tố có liên quan ở trên. Đầu tiên, cần xây dựng dồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật
chế biến để đáp ứng liên hoàn công nghệ chế biến sản phẩm. Nên xây dựng các
cụm chế biến công nghiệp bao gồm: Công nghệ chế biến ướt và khô, hệ thống
sấy, xay xát, đánh bóng, sân phơi, kho …Trong chế biến sản phẩm cà phê, nên chọn dây chuyền có quy mô vừa và nhỏ nhưng thiết bị công nghệ hiện đại. Kinh
nghiệm tiêu thụ cho thấy thị trường tiêu thụ cà phê chính là ở các nước công
nghiệp phát triển, do đó nên nhập công nghệ chế biến của chính nước sở tại. Việc
nhập có thể thông qua các hợp đồng liên doanh do các đối tác đầu tư thiết
bị.Đồng thời cũng thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh
vực chế biến cà phê. Bên cạnh đó, Việt Nam nên thành lập các doanh nghiệp cơ
khí thiết bị chế biến cà phê để sản xuất và cung ứng các máy móc thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp chế biến cà phê.
Bên cạnh việc xây dựng các cum chế biến, cũng cần phải nâng cấp các công
trình công nghệ chế biến . Công nghệ chế biến cà phê nhân sống xuất khẩu cần
phải trải qua hai giai đoạn: Sơ chế và chế biến cà phê nhân xuất khẩu. Hiện nay có hai phương pháp sơ chế được sử dụng là phương pháp chế biến khô và
phương pháp ướt. . Để thực hiện tốt và có hiệu quả công đoạn sơ chế cà phê nhân cần phải:
+ Đầu tư xây dựng đầy đủ hệ thống sân phơi đúng kỹ thuật, không để đống
quả tươi nhằm hạn chế tỷ lệ hạt đen, hạt bị nấm mốc. Hạn chế phơi trên sân đất, trên đường giao thông để không bị lẫn cát, đá và mùi đất.
sắc, hương vị chất lượng sản phẩm để bán theo chuẩn chế biến thử nếm,
nâng cao giá trị xuất khẩu.
+ Nghiên cứu, trang bị hoàn thiện các thiết bị xay xát tươi, xát khô, hệ thống sấy
nhập ngoại hoặc chế tạo trong nước với quy mô nhỏ và vừa cho hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình. Đồng thời khuyến khích các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình có điều kiện đầu tư những công nghệ tư những công nghệ chế biến trên để thực hiện dịch vụ sơ chế cho
các hộ sản xuất.
Chế biến tốt cà phê nhân xuất khẩu: đây là công đoạn chế biến quan trọng
sau thu hoạch, được thực hiện trong các doanh nghiệp Nhà nước và các đại lý thu
mua chế biến xuất khẩu. Với công đoạn này cần được đầu tư dây chuyền công
nghệ tái chế, sàng phân loại, sàng tạp chất, hệ thống sấy khô đảm bảo độ ẩm, đánh bóng và chọn nhặt hạt đen vỡ. Khuyến khích các doanh nghiệp và các cơ sở
chế biến đầu tư xây dựng cơ sở nhà kho bảo quản, đối mới công nghệ các thiết bị
tiên tiến hiện đại đánh bóng, sấy khô và tách màu bằng laser để nâng cao sức