Nghiên cứu phát triển đa dạng chủng loại, chế phẩm, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho cà phê Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 92 - 95)

II- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÀPHÊ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN 2010.

5. Nghiên cứu phát triển đa dạng chủng loại, chế phẩm, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho cà phê Việt Nam.

Trong tình hình thị trường đòi hỏi khắt khe như hiện nay thì ngoài việc nâng

cao chất lượng sản phẩm, chúng ta cần phải chú trọng việc đa dạng hoá sản phẩm

cà phê xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng cà phê chế biến sâu (cà phê hoà tan, cà

phê rang xay…)Đối với cà phê nhân cần tăng cường xuất khẩu các loại cà phê không có hạt đen, cà phê chế biến ướt, cà phê hữu cơ để tăng giá trị xuất khẩu. Điều này đồng nghĩa với việc xây dựng các nhà máy chế biến cà phê hạt hoặc cà phê hòa tan được trộn lẫn cà phê chè với cà phê vối theo tỷ lệ hợp với nhu cầu người tiêu dùng quốc tế.

- Cà phê rang xay: là sản phẩm tiêu thụ chính trên thị trường nội địa, chủ

yếu do hộ gia đình và các doanh nghiệp chế biến. Trong tương lai chúng ta sẽ

phát triển loại cà phê này trên thị trường thế giới trước hết là thị trường Trung

Quốc và Hoa Kỳ.

- Cà phê hoà tan: ngày càng được tiêu dùng rộng rãi trên thế giới cũng như ở

Việt Nam, các sản phẩm mới chất lượng cao được chế biến trên dây chuyền công

nghệ tiên tiến và hiện đại, được người tiêu dùng ưa chuộng do vậy ngoài việc lo đổi mới công nghệ, nâng cao công suất chế biến cà phê hoà tan. Cần có chính sách

khuyến khích nước ngoài đầu tư 100% vốn vào lĩnh vực này, hoặc Nhà nước ưu tiên đầu tư vốn xây dựng cơ sở chế biến cà phê hoà tan.

6.Quan tâm xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam và quảng cáo sản phẩm

Một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu có thể làm cho thương nhân có điều kiện cạnh tranh với các đối thủ tốt hơn, làm cho quảng cáo đáng tin

cậy hơn. Thương hiệu không phải là một hoạt động mà quốc gia hay doanh

nghiệp có thể dễ dàng có được trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi phải có thời

gian và sự đầu tư về vốn, về trí tuệ một cách thoả đáng. Thương hiệu thành công khi cùng với thời gian nó chuyển thành lợi nhuận do người tiêu dùng trung thành

với thương hiệu đó và hào hứng mua các sản phẩm có thương hiệu của thương nhân.

Vấn đề này rất đáng lưu ý đối với cà phê Việt Nam vì vai trò quan trọng

của thương hiệu và quảng cáo, không chỉ đáp ứng yêu cầu kinh doanh trước mắt

mà còn phục vụ cho cả một chiến lược kinh doanh lâu dài.

Biện pháp này đòi hỏi Chính phủ và thương nhân Việt Nam phải nâng cao hơn nữa nhận thức về thương hiệu; đồng thời trong tình hình hiện nay, sự hỗ trợ

của Nhà nước về vốn, công nghệ, cán bộ là vô cùng quan trọng.

Liên quan đến vấn đề thương hiệu, lưu ý các thương nhân cần quan tâm đúng mức đến việc đăng ký bản quyền tại thị trường ngoài nước; tránh tình trạng

phải xử lý bị động khi phát hiện có doanh nghiệp khác đăng ký, mới hối hả làm các thủ tục kiện tụng để đòi lại quyền sở hữu nhãn hiệu hợp pháp; vừa vất vả, tốn

kém không cần thiết.

Vấn đề quảng cáo cũng ngày càng trở nên bức xúc trong cơ chế thị trường.

Kinh nghiệm và điều kiện để thực hiện quảng cáo có hiệu quả ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, song không phải không có những thương nhân đã tổ chức làm

được tốt và mang lại hiệu quả thực sự. Có thể nói quảng cáo vừa là một khoa học

vừa là một nghệ thuật, cần đầu tư nhiều hơn vào hoạt động này (học cách quảng

cáo và biết quảng cáo), mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tốt hơn, cả về quy

mô, tốc độ và hiệu quả.

Giữa xây dựng thương hiệu với hoạt động quảng cáo có mối liên hệ mật

thiết với nhau. Thương hiệu làm cho quảng cáo dễ được tin cậy hơn và cũng dễ

gây ấn tượng hơn. Ngược lại, quảng cáo tốt làm cho thương hiệu "đi vào" lòng

người một cách thuyết phục hơn, dễ được chấp nhận hơn và xuất khẩu cà phê Việt Nam nhanh hơn, hiệu quả hơn, cả trước mắt lẫn lâu dài.

7.Đẩy mạnh liên kết trong kinh doanh và củng cố vai trò của Hiệp hội

Cạnh tranh và hợp tác là hai nội dung tuy có nội hàm khác nhau nhưng lại

hiện nay, để giành dật thị trường tiêu thụ, nhiều trường hợp các doanh

nghiệp phải liên hiệp lại mới đủ sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Giải pháp này thích hợp cho những giai đoạn cung lớn hơn cầu, giá xuất

khẩu xuống thấp, các nhà xuất khẩu đang có cung dư thừa cùng hợp tác để thống

nhất hành động, nhằm khống chế diễn biến giá cả bất lợi cho xuất khẩu. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, ba nước xuất khẩu cà phê lớn của Châu Á là Việt Nam, Indonexia và Ấn Độ đang cùng chung tình trạng có nguồn nhưng

không xuất được cà phê do giá xuất khẩu xuống quá thấp, không đủ bù đắp chi

phí xuất khẩu, đã có ý định sẽ cùng gặp nhau để bàn biện pháp tìm thị trường

xuất khẩu. Trong trường hợp này, nếu các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Na m cố

gắng liên kết với Ấn Độ và Indonexia để tìm cách giữ giá, có thể sẽ có tác động

nhất định đến thị trường nhập khẩu cà phê của cả ba nước.

Bên cạnh đó nhà nước với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong nước cũng cần có sự liên kết với nhau. Để làm được điều này cần củng cố vai trò của các câu lạc bộ những nhà xuất khẩu hàng đầu và các hiệp hội. Trong xu thế

hiện nay, khi Nhà nước hầu như không còn can thiệp vào hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp thì vai trò của Hiệp hội là rất quan trọng và cần thiết. Hiệp hội

là cầu nối giữa Nhà nước với doanh nghiệp. Qua Hiệp hội, hoạt động của doanh

nghiệp sẽ được phản ánh chính xác và nhanh chóng tới các cơ quan quản lý của Nhà nước, đồng thời cũng có thể đề xuất, tham mưu cho Nhà nước trong việc

hoạch định và ban hành các chính sách phù hợp. Biện pháp này tạo điều kiện

phát huy sức mạnh tổng hợp của các doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh

cho từng ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu. Do đó, rất cần củng cố, xây dựng và tạo điều kiện nâng cao vai trò của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam. Sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các Hiệp hội Ngành hàng.

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam nên thiết lập cơ quan đại diện ở nước ngoài, trước hết là tập trung vào những thị trường trọng điểm và tổ chức tốt việc

nghiên cứu các điều kiện thâm nhập thị trường nhằm mở rộng thị trường

nhập khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê.

Câu lạc bộ những nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu đã được thành lập nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Trong thời gian tới cần nâng cao vai trò của câu lạc

bộ, giúp các doanh nghiệp có cơ hội hỗ trợ nhau, khống chế và điều tiết được

mức xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Tiến hành xây dựng cơ chế thống nhấy mức

giá xuất khẩu giữa các hội viên nhằm hạn chế tình trạng phá giá, tranh mua tranh

bán giữa các doanh nghiệp hội viên dẫn đén giá cà phê xuất khẩu của ta bị định

giá quá thấp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)