Côngnghiệp chế biến

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 48 - 50)

V- KINH NGHIỆM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU:

2.Côngnghiệp chế biến

Do sản xuất cà phê phát triển nhanh đã tạo sự mất cân đối giữa sản xuất và chế biến cà phê trong ngành cà phê. Với sản lượng cà phê nhân khoảng 600.00

tấn, mỗi năm ngành cà phê phải thu hái và chế biến trên 3 triệu tấn cà phê tươi. Đó là một khối lượng sản phẩm không nhỏ, nó đòi hỏi sự phát triển tương ứng

của công nghiệp chế biến. Trong tình hình hiện nay, thế giới đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về mặt hàng: hình thức, chất lượng cà phê sau khi nếm thử mà còn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, để chế biến trên 3 triệu tấn

quả cà phê , vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường cũng đòi hỏi được quan tâm. Tuy nhiên ở Việt Nam công việc chế biến cà phê xuất khẩu nay còn nhiều

yếu kém, thiếu tập trung, chưa có điều kiện đổi mới công nghệ. Cơ sở vật chất

kỹ thuật của ngành chế biến cà phê còn nghèo nàn. Các nhà máy chế biến ở Việt

Nam, phần lớn còn hạn chế về công nghệ, chưa phát huy dược hết công suất.

Hiện nay, cả nước có 40 dây chuyền chế biến cà phê nhân với tổng công suất 20

tấn/ giờ, chủ yếu trang bị cho các nông trường và các doanh nghiệp nhà nước, với

bằng các thiết bị nhỏ, công suất từ 0,3-0,5 tấn/ giờ.Một số các cơ sở chế biến

mới, chất lượng sản phẩm khá được xây dựng trong vòng 5-7 năm trở lại đây mới đảm bảo chế biến được khoảng 150.000 đến 200.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu.

Ngoài ra, còn nhiều cơ sở tái chế trang thiết bị không hoàn chỉnh với nhiều máy

lẻ, chế biến cà phê thu mua của dân thu hái về chủ yếu xử lý phân tán ở từng hộ nông dân, phơi ở những vườn nhỏ, sân đất, không đúng quy cách kỹ thuật, công

cụ thô sơ nên sản phẩm xấu, phẩm cấp hạ. Kỹ thuật thu hái cũng còn nhiều thiếu

sót, không thu hoạch được cà phê đồng đều, làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Ngoài ra, việc phát triển các nhà máy chế biến cà phê hoà tan chưa được

quan tâm chú trọng. Các nhà máy ở Việt Nam hầu hết là các nhà máy rang xay, chế biến cà phê nhân. Việc chế biến cà phê nhân dược tiến hành với hai phương

pháp chủ yếu là khô và ướt. Phương pháp chế biến khô phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, kho cất trữ và sân phơi nên chưa chủ động trong đảm bảo chất lượng, hương vị của cà phê. Phương pháp ướt cho cà phê chất lượng tốt song lại đòi hỏi

nhiều thao tác phức tạp và thải ra một lượng nước rất lớn cần được xử lý. Cả hai phương pháp này đều được sử dụng trong sản xuất quy mô nhỏ, phân tán. Hiện

nay ở Việt Nam, nhà máy chế biến lớn nhất là nhà máy chế biến Đắc Men( Buôn

Ma Thuột) công suất 20.000 tân/năm, ở Đồng Nai của Amasaco (Phú Yên) 10.000-15.000 tấn/năm. Nhà máy chế biến của Vinacafe ở Khánh Hoà với công

suất trên 3000 tấn/năm. Nhà máy cà phê Biên Hoà gần đây đang thực hiện dự án

150 tỉ đồng nâng cấp thiết bị dây truyền chế biến cà fê hoà tan trên 40 tấn nhân/

giờ đưa công suất lên đến 1000 tấn/năm. Ngoài ra còn có một số nhà máychế

biến quy mô 5000-10.000 tấn quả khô/năm và các nhà may công suất 1000

tấn/năm nằm rải ở khắp cả nước. Công ty Trung Nguyên đã xây dựng một nhà máy chế biến cà phê bột với công suất 1.500 tấn cà phê bột/ năm và cũng còn

đầu tư thêm một nhà máy chế biến cà phê hoà tan, tổng vốn đầu tư 10 triệu USD

cung cấp thêm lượng cà phê hoà tan cho thị trường.

III-TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và đứng đầu

về sản lượng cà phê Robusta.Trong vòng 20 năm trở lại đây ngành cà phê đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.Cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhiều năm liền đứng ở vị trí số 3 sau gạo và thuỷ sản, có năm còn vượt qua gạo.

Cà phê là cây công nghiệp gắn với xuất khẩu rất chặt chẽ, trên 95% cà phê sản xuất ra là để xuất khẩu. Cùng với sự tăng lên của sản lượng cà phê, khối lượng cà phê xuất khẩu trong thời gian qua cũng tăng lên nhanh chóng. Từ chỗ là một ngành hàng nhỏ bé, hàng năm chỉ xuất khẩu được 3.000 đến 4000 tấn vào những năm 80 , đến nay, mỗi năm cà phê xuất khẩu được khoảng 600 nghìn tấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức tăng trưởng lượng cà phê xuất khẩu hàng năm là khá lớn.Có thể xem mức

xuất khẩu cà phê nước ta từ năm 1997 đến năm nay ở bảng 15

Từ đầu những năm 1990 đến năm 1997. Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng đều đặn. Đến năm 1997, lượng xuất khẩu lên tới 391 nghìn tấn, tăng 57,2% so

với năm 1996, đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu cả nước, vượt qua Indonexia

trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất Châu Á, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc của ngành cà phê Việt Nam. Từ đó khối lượng cà phê xuất khẩu tăng

lên mạnh mẽ . Năm 2000, mức tăng lại đạt 52,1% so với năm 1999. Tuy nhiên khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt đến mức cao nhất là năm 2001

với 931 nghìn tấn. Khi này Việt Nam đã là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế

giới.

Bảng 14 : Khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 1997 -2003 Đơn vị: 1000 tấn

Lượng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 48 - 50)