IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀPHÊ VIỆT NAM.
2.3. Vốn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu càphê còn thiếu.
- Vốn cho hoạt động sản xuất: sản xuất cà phê đòi một nguồn vốn lớn và phải
sau 2-4 năm, khi cây cà phê đến thời kỳ thu hoạch mới được hoàn vốn. Trong khi đó các ngân hàng lại chỉ cho vay với khối lượng nhỏ trong thời gian ngắn, do vậy làm cho người nông dân không yên tâm vào chăm sóc phát triển cây cà phê, họ lúc nào cũng phải lo trả nợ cho ngân hàng một cách đúng hạn khi đến hạn trả người
tiền trả ngân hàng, người nông dân không có điều kiện đầu tư mua sắm các
máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu.
- Vốn cho hoạt động xuất khẩu: nhu cầu về vốn để thu mua hết sản lượng là rất
lớn nhưng khả năng đáp ứng là quá ít. Nước ta chủ yếu là sản xuất nhỏ, các doanh
nghiệp có vốn lớn không nhiều đa số các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, vốn ít nhưng cơ chế tín dụng của Nhà nước và các ngân hàng thương mại lại chưa thích đáng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, gây khó khăn cho việc thu gom dự trữ cà phê xuất khẩu. Do thiếu vốn các doanh nghiệp thu gom phải vay ngân hàng, phải ký hợp đồng bán để lấy tiền trước với giá rẻ hơn, làm giảm đi rất nhiều hiệu quả kinh tế
cũng như khả năng cạnh tranh một cách nhanh nhạy trên thị trường thế giới.
Chính vì thiếu vốn, các cơ sở hạ tần phục vụ sản xuất, xuất khẩu cà phê còn kém, thiếu cơ sở chế biến đủ chất lượng. Công nghệ chế biến còn lạc hậu, thiếu đầu tư, không đồng bộ dẫn đến tình trạng cà phê xuất khẩu có chất lượng thấpCác hệ
thống công trình phục vụ sản xuất, lưu thông xuống cấp, không đáp ứng kịp nhu cầu tăng lên của sản xuất.