Mô hình tổ chức quản lý của Côngty trước khi áp dụng mô

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý ở Công ty Vận tải đa phương thức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con (Trang 49 - 54)

III Công nhân kỹ thuật Số

6 Kích kéo, Xếp dỡ thủ công 34 12 30 10

2.1.3.4. Mô hình tổ chức quản lý của Côngty trước khi áp dụng mô

hình Công ty m- Công ty con

Cơ cấu tổ chức của Công ty trước khi áp dụng mô hình Công ty mẹ -

Công ty con như sau:

1. Phòng ban tham mưu:

- Văn phòng

- Phòng Kinh doanh - Phòng Tài chính kế toán.

- Phòng Kỹ thuật vật tư.

2. Các đơn vị cơ sở: 14 đơn vị

Trong đó:

- Đơn vị hạch toán độc lập: 01 (Công ty cổ phần Vận tải biển 2)

- Đơn vị hạch toán phụ thuộc: 13

Trong đó:

Hạch toán tự trang trải: 08 đơn vị

- Chi nhánh Dịch vụ vận tải Hải Phòng - Chi nhánh Dịch vụ vận tải Quảng Bình - Chi nhánh Dịch vụ vận tải Quảng Trị

- Xí nghiệp dịch vụ vận tải Bắc miền Trung

- Chi nhánh Xuất nhập khẩu

- Chi nhánh Dịch vụ vận tải Bình Định

- Xí nghiệp dịch vụ vận tải Nam miền Trung

- Chi nhánh Dịch vụ vận tải Tp Hồ Chí Minh

Hạch toán báo sổ: 05 đơn vị

- Chi nhánh Dịch vụ vận tải Hà Nội

- Chi nhánh Dịch vụ vận tải Nghệ Tĩnh

- Chi nhánh Dịch vụ vận tải Gia Lai

- Chi nhánh Dịch vụ vận tải Phú Yên - Xí nghiệp dịch vụ vận tải xếp dỡ

3. Các đơn vị hoạt động kinh doanh theo các lĩnh vực:

- Vận tải đa phương thức và siêu trường siêu trọng : 12

- Thương mại (xuất nhập khẩu) : 01

* Phân tích mô hình tổ chức quản lý

Là một doanh nghiệp năng động, sáng tạo trong đổi mới quản lý sản

xuất kinh doanh, không ngừng phát triển mở rộng thị trường kinh doanh,

không ngừng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu phát

triển sản xuất kinh doanh, đầu tư đón đầu có trọng điểm nên phát huy hiệu

quả thắng thầu; xây dựng chiến lược đầu tư con người phù hợp với yêu cầu

phát triển của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa; thường xuyên tăng cường đổi mới công tác quản lý. Nhờ đó, Công ty đã liên tụchoàn thành vượt

mức các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra, giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân cao trong những năm đổi mơi.

Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế hiện nay, Công ty có mô hình tổ chức

quản lý theo hình chóp, theo đó mọi quyền quyết định được tập trung vào

người lãnh đạo đứng đầu Công ty. Mô hình này có thể phù hợp trong điều

kiện của Công ty trong giai đoạn những năm 1976-1992, khi đó Công ty chỉ đơn thuần hoạt động trên một số lĩnh vực, quy mô hoạt động nhỏ và mạng lưới phân tán các cơ sở đầu mối kinh doanh không nhiều.

Người đứng đầu

Người đứng đầu chịu trách nhiệm về mọi

hoạt động SXKD của đơn vị cơ sở

Đơn vị cơ sở

Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý hình chóp

Nhưng, khi bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong những năm 2000-2003 việc tiếp tục áp dụng mô hình cũ sẽ nảy sinh một số

khó khăn trong công tác quản lý gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất

kinh doanh của đơn vị, cụ thể là:

Địa bàn hoạt động của Công ty mở rộng ra cả nước và các nước trong

khu vực, ngành nghề kinh doanh đa dạng, phức tạp, tài sản khá lớn, hiện đại,

có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia (Nhà nước, các cổ đông, các liên

doanh.. ), cơ cấu tổ chức gồm 14 đầu mối, có tài khoản riêng, được phân cấp

ký kết hợp đồng kinh tế với khác hàng.

Xét về mặt cơ cấu tổ chức, Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ

về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như các đơn vị cơ sở. Cơ chế đó đã làm hạn chế tính năng động của các đơn vị, bỏ lỡ cơ hội kinh

doanh. Mặt khác, vai trò trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị bị hạn chế

bởi họ chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ và tính ỷ lại trông chờ cấp trên còn phổ biến.

Nhu cầu vận tải xã hội ngày một lớn, nhất là phục vụ các dự án đầu tư

xây dựng có thiết bị toàn bộ, hàng siêu trường siêu trọng tại các khu vực ngày càng nhiều, thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tính năng động, sáng

tạo, tự chủ trong sản xuất kinh doanh để nắm bắt thời cơ và chủ động.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc và các phòng ban tham mưu chỉ đạo

sản xuất kinh doanh cụ thể đến các đơn vị trên phạm vi cả nước, vừa trực

tuyến, vừa tham mưu, đi lại nhiều gây lãng phí, nhiều lúc không kịp thời

dẫn đến giải quyết sự vụ, tự đánh mất chức năng nghiên cứu, tham mưu định hướng chiến lược và tổ chức phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trong

Công ty. Mặt khác, do yêu cầu đầu tư phát triển mở rộng sản xuất gần như

liên tục, nhưng Công ty thường phải bị động với nhiều thủ tục quản lý hành chính của nhiều cơ quan chức năng phê duyệt, làm lỡ thời cơ đầu tư ảnh hưởng đến sản xuất. Các đơn vị cơ sở thì không đủ năng lực để tự quyết

định ký kết hợp đồng với chủ hàng, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh và giảm lòng tin của khách hàng với cơ sở.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của Công ty Dịch vụ vận tải II

Trước khi chuyển đổi sang mô hình mới

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý ở Công ty Vận tải đa phương thức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)