Cơ chế quản lý đối với Côngty mẹ

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý ở Công ty Vận tải đa phương thức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con (Trang 77 - 78)

III Công nhân kỹ thuật Số

3 Thu nhập trước thuế

2.3.2.1. Cơ chế quản lý đối với Côngty mẹ

Quy chế quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ đã

được ban hành, sửa đổi, điều chỉnh, cập nhật liên tục nhưng vẫn chưa theo kịp đà phát triển của Công ty.

Hiện nay, Công ty tồn tại 03 tổ chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và

điều hành:

- BCH Đảng ủy: Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, tuyệt đối mọi hoạt động

của Công ty.

- Hội đồng quản trị: Đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước, thực hiện

công tác quản lý tại Công ty.

- Ban Tổng Giám đốc: Điều hành hoạt động của Công ty.

Đây là mô hình Nhà nước đang thí điểm và lần đầu áp dụng đối với

Công ty sau gần 20 năm đổi mới và phát triển. Theo đó Công ty đã có sự phối

hợp chặt chẽ tạo ra sự đồng thuận nhất trí cao về mục tiêu trong việc xây

dựng và phát triển Công ty trên nguyên tắc: BCH Đảng ủy lãnh đạo toàn diện

tuyệt đối, định hướng phát triển kinh doanh, quyết định công tác tổ chức cán

bộ, lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng; Hội đồng quản trị đại diện chủ sở

hữu Nhà nước, thực hiện quyền quản lý tổng thể các hoạt động của Công ty

về vốn, tài sản, đầu tư tài chính, chiến lược phát triển và đội ngũ cán bộ chủ

chốt; Ban Tổng Giám đốc điều hành triển khai thực hiện các Nghị quyết của BCH Đảng ủy và Hội đồng quản trị Công ty về quản lý và sử dụng vốn, kế

định, tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường, tổ chức sản xuất kinh

doanh có hiệu quả.

Đến nay, những yêu cầu cơ bản về quản lý của Nhà nước đã được Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc điều hành vận dụng linh hoạt đổi mới

vào hoạt động thực tiễn của đơn vị, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh

doanh của Công ty.

Tuy nhiên, do thực hiện mô hình tổ chức mới chưa có tiền lệ ở Công ty,

đội ngũ cán bộ vừa mới lại thiếu kinh nghiệm nên nhận thức và biện pháp xử

lý các vấn đề mới phát sinh trong quản lý điều hành không có sự đồng nhất đặc biệt là khi phát sinh cùng lúc nhiều vấn đề. Tình trạng áp đặt, cứng nhắc,

thiếu mềm dẻo, sợ trách nhiệm trong công việc luôn xảy ra.

Một số cán bộ lãnh đạo chưa nhận thức đầy đủ phạm vi quyền hạn

trách nhiệm của mình, để tập trung xây dựng lề lối phong cách làm việc cho

phù hợp, nên dẫn đến tình trạng bao sân hoặc thiếu quán xuyến nhiệm vụ

trách nhiệm được giao, thậm chí có hiện tượng buông xuôi, né tránh trách

nhiệm.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý ở Công ty Vận tải đa phương thức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)