III Công nhân kỹ thuật Số
3 Thu nhập trước thuế
3.2.2.1. Cơ chế huy động vốn
Sự lớn mạnh của các công ty con và các công ty thành viên suy cho cùng là tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả công ty mẹ. Chính vì vậy cơ chế
quản lý của công ty phải vận động theo xu hướng phát huy năng lực và khai thác nguồn lực của các công ty con và các công ty thành viên một các hiệu
quả nhất. Trong quá trình huy động vốn, mặt trái của điều này dẫn đến việc
các công ty con và công ty thành viên bị kiểm soát quá chặt và quá nhiều cơ
sự phát triển, trong khi các công ty con và công ty thành viên với tư cách là
các chủ thể kinh tế độc lập cần có sự chủ động trong quyết định huy động vốn
của đơn vị mình. Vì lẽ đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển và thực hiện các biện
pháp chiến lược đầu tư tài chính. Công ty mẹ cần phải hoàn thiện cơ chế huy động vốn, trao quyền rộng rãi hơn cho các công ty con và công ty thành viên
để các đơn vị này tự quyết định việc huy động vốn và tự chịu trách nhiệm đối
với các quyết định của mình, tránh tình trạng công ty mẹ can thiệp quá sâu
vào việc phê duyệt các khoản vay, mà công ty mẹ nên xây dựng khung hướng
dẫn bao gồm: mục tiêu, qui trình huy động vốn v.v.. giúp cho các đơn vị thành viên huy động vốn một cách chủ động và công ty mẹ chỉ đóng vai trò chỉ đạo chiến lược, điều phối và trợ giúp cho các đơn vị thành viên ở mức độ
cần thiết.
Hơn nữa xét trên giác độ an toàn và hiệu quả, vốn của các công ty con và công ty thành viên nên được huy động theo hướng đa dạng hoá. Cơ chế huy động vốn cần được xây dựng nhằm khuyến khích công ty mẹ và các công ty con chủ động huy động vốn, tăng cường tích tụ, tập trung vốn từ hoạt động
sản xuất kinh doanh để tái đầu tư, và khai thông các kênh huy động vốn cho các công ty con (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn trung và dài hạn,
góp vốn liên doanh...) thông qua các giải pháp hỗ trợ tài chính của Nhà nước.