Về các đơn vị ngôn ngữ đợc khảo sát trong danh ngôn Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Danh ngôn hồ chí minh từ góc độ ngôn ngữ (Trang 47 - 48)

5. Đóng góp của luận văn 5 6 Bố cục luận

1.3. Về các đơn vị ngôn ngữ đợc khảo sát trong danh ngôn Hồ Chí Minh

1.3.1. Từ thuần Việt và từ Hán Việt

1.3.1.1. Từ thuần Việt

Cho đến nay có nhiều định nghĩa về từ thuần Việt. Theo Nguyễn Nh ý,

“Từ thuần việt là các từ vốn có từ lâu đời làm thành vốn từ vựng cơ bản của tiếng Việt”. [66; tr1996]. Nguyễn Văn Tu định nghĩa: “Từ thuần việt là những từ đợc dân tộc ta dùng từ thời thợng cổ đến nay. Những từ thuần Việt có mối liên hệ đến vốn từ vựng cơ bản của nhiều ngôn ngữ Đông nam á nh: tiếng Thái,

môn Khơ me” [58; tr187]. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và ngôn ngữ ấn

là thuần Việt thờng trùng với bộ phận từ gốc tiếng Việt, chúng biểu thị những sự vật, hiện tợng cơ bản nhất, chắc chắn phải tồn tại từ rất lâu” [20; tr269].

Cũng có ý kiến cho rằng: Vốn từ tiếng Việt có hai bộ phận chủ yếu đó là bộ phận từ thuần Việt và bộ phận từ gốc Hán (vay mợn từ tiếng Hán qua nhiều thời kỳ lịch sử). Vốn từ thuần Việt trớc kia vẫn đợc coi là nôm na, chỉ đợc dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân ít khi đợc dùng trong văn học nghệ thuật. Trong luận văn này, chúng tôi hiểu từ thuần Việt là những từ có nguồn gốc từ lâu đời làm thành vốn từ vựng cơ bản của tiếng Việt và bằng cách loại trừ các từ có nguồn gốc từ ấn âu và có nguồn gốc tiếng Hán, những từ còn lại là những từ thuần Việt. Từ thuần Việt mang sắc thái ý nghĩa cụ thể, sinh động, gợi hình , gợi cảm.

1.3.1.2. Từ Hán Việt

Theo Nguyễn Nh ý, “Từ Hán Việt là từ tiếng Hán đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt” [66]

Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, “Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào Tiếng Việt trong giai đoạn 2, mà ngời Việt đã đọc âm chuẩn của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình”. [13; tr254].

Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát các từ Hán Việt theo cách hiểu của Nguyễn Nh ý.

Một phần của tài liệu Danh ngôn hồ chí minh từ góc độ ngôn ngữ (Trang 47 - 48)