Câu ghép trong danh ngôn Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Danh ngôn hồ chí minh từ góc độ ngôn ngữ (Trang 76 - 80)

5. Đóng góp của luận văn 5 6 Bố cục luận

3.1.3.Câu ghép trong danh ngôn Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giao tiếp luôn chú ý đến cách diễn đạt dễ hiểu với đối tợng tiếp nhận. Quan điểm của Ngời là: Trớc khi viết phải xác định: Viết cái gì? Viết cho ai? Viết nh thế nào?Viết để làm gì?.Do đó, Ngời luôn lựa chọn cách diễn đạt phù hợp nhất với đối tợng tiếp nhận. Cách diễn đạt của Ngời thờng dễ hiểu, “... những lời nói mộc mạc nh hạt lúa củ khoai”, giản dị nh lời

nói ngày thờng của ngời dân lao động” [43; tr 31]. Tuy nhiên, khi cần nhấn mạnh một vấn đề hay giải thích một vấn đề khó hiểu, hoặc vấn đề chính trị, Ng- ời có cách diễn đạt chặt chẽ, lập luận sắc bén thông qua việc sử dụng câu ghép.

Trong 517 danh ngôn Hồ Chí Minh số lợng câu ghép đợc Ngời sử dụng là 221 câu/1.642 câu văn (chiếm tỷ lệ 13,45%), trong đó gồm 136 câu ghép chính phụ và 85 câu ghép đẳng lập.

Trong danh ngôn của Ngời, câu ghép thờng đợc xuất hiện trong các bài nói, bài viết có các nội dung về chỉnh huấn công tác Đảng, sửa đổi lề lối làm việc, phê bình và tự phê bình, hoặc trong các bài nói chuyện với cán bộ Chính phủ, với tầng lớp trí thức ...

3.1.3.1. Câu ghép đẳng lập trong danh ngôn Hồ Chí Minh

Trong danh ngôn Hồ Chí Minh, câu ghép đẳng lập xuất hiện không nhiều (85/221 câu ghép). Nh chúng ta đã biết, câu ghép đẳng lập là kiểu câu mà ở đó các cú ghép với nhau bình đẳng, để biểu thị các ý nghĩa: liệt kê, chọn lựa, đối lập, thông qua các quan hệ từ và, song, hoặc, nhng,... Lập luận đợc biểu thị bằng câu ghép đẳng lập không cao nh câu ghép chính phụ. Kiểu câu này thờng đợc dùng để nêu ra chân lý mang tính kết luận hơn là sự lý giải, giải thích.

Để khẳng định quyết tâm của nhân dân ta đánh Mỹ, Ngời đã dùng câu ghép đẳng lập có ý nghĩa đối lập. Một bên là sự đe doạ bằng việc oanh tạc, huỷ diệt, một bên là sự quyết tâm, ý chí kiên cờng của nhân dân Việt Nam:

- ... Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt nam quyết không sợ! [401; tr138]

Để khẳng định vai trò của thế hệ măng non của đất nớc, Ngời viết:

- Non sông Việt nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bớc tới đài vinh quang để sánh vai với các cờng quốc năm châu đợc hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu. [304; tr107]

Trong “Tuyên ngôn độc lập”, để khẳng định trớc đồng bào cả nớc và quốc tế quyền đợc hởng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, Ngời viết:

- Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh dân tộc đó phải đợc tự do, dân tộc đó phải đợc độc lập. [439; tr147]

Hoặc để khẳng định sự đoàn kết, đồng lòng của các dân tộc anh em trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giữ nền độc lập dân tộc, trong th gửi đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam năm 1946, Ngời viết: Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt...[459; tr152]

Để nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của Đảng trong việc chăm lo đời sống cho nhân dân, Ngời viết:

- Dân không đủ muối, Đảng phải lo...

Các cháu bé không có trờng học, Đảng phải lo... [348; tr121] Khi nhấn mạnh vai trò và nhiệm vụ của Đại đoàn quân tiên phong khi về tiếp quản Thủ đô, Ngời nói:

- Ngày xa, các vua Hùng đã có công dựng nớc, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nớc. [447; tr149] v.v

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, câu ghép đẳng lập có quan hệ từ đợc Ngời sử dụng rất ít (2 lần), mà chủ yếu là câu ghép đẳng lập đợc lợc (ẩn) quan hệ từ, đợc thay thế bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩy. Ví dụ:

- ... Chúng ta tuyệt đối không đợc kiêu ngạo tự mãn, chúng ta phải khiêm tốn nh Lê nin đã dạy. [309; tr108]

- Dân nh nớc, mình nh cá. [449 tr150]

- Phụ nữ lại càng phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm. ...[311; tr109] -...Kháng chiến thắng lợi, dân giàu nớc sang. [364; 127]

- Tiếng nói là một thứ của rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữu gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi. [465; tr153]

3.1.3.2. Câu ghép chính phụ trong danh ngôn Hồ Chí Minh

Trong danh ngôn Hồ Chí Minh câu ghép chính phụ đợc dùng (136 lần/tổng số 221 câu ghép). Đây là kiểu câu ở đó quan hệ ý nghĩa và ngữ pháp các vế câu là quan hệ chính phụ. ý nghĩa cơ bản của câu nằm ở vế chính. Kiểu câu này th- ờng đợc dùng để trình bày lập luận một cách chặt chẽ, sắc sảo.

- Vì ta không chịu làm nô lệ cho Pháp, vì ta phải giữ gìn non sông đất n- ớc ta, cho nên phải đánh bọn thực dân Pháp. [334; tr 116]

Ngời đã nêu các nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống Pháp, để dẫn đến kết luận: Nhân dân ta phải đánh Pháp đến thắng lợi.

Để giáo dục đạo đức và kinh nghiệm công tác cho cán bộ, Ngời đã sử dụng câu ghép chính phụ chỉ điều kiện - kết quả:

- Nếu cán bộ tẩy trừ sạch bệnh quan liêu và ích kỷ, làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, đi đúng đờng lối quần chúng, thì việc to mấy, khó mấy cũng thành công.[191; tr69]

Khi đề cập vấn đề cải cách ruộng đất, Ngời lập luận bằng cách dùng câu ghép đặc biệt (có hai vế, mỗi vế là một cấu trúc điều kiện - kết quả) từ đó dẫn đến kết luận của lập luận.

- Nếu không thởng thì không có khuyến khích; nếu không phạt thì không giữ vững kỷ luật. Thởng phạt nghiêm minh là cần thiết. [194; tr70] Về vấn đề xây dựng đời sống mới, Ngời cũng đã nêu lập luận bằng 2 câu ghép chính phụ liên tiếp biểu thị sự so sánh đối chiếu:

- Nếu ngời này cũng xấu, ngời kia cũng xấu thì thành làng xấu nớc hèn. Nếu mỗi ngời đều tốt thì thành làng tốt, nớc mạnh. [478; tr159 ]

Nhằm nêu ra tính cấp thiết của việc tu dỡng đạo đức xã hội chủ nghĩa trong cán bộ, đảng viên, Ngời đã sử dụng loại câu ghép chỉ mục đích - kết quả:

- Để tu dỡng đạo đức xã hội chủ nghĩa, phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. [133; tr51]

- Để giúp công việc Chính phủ một cách đắc lực, để nâng tinh thần kháng chiến, anh em viên chức bây giờ phải có 4 tính là: cần, kiệm, liêm, chính. [130; tr50].

Ngoài kiểu câu ghép chính phụ chỉ nguyên nhân – kết quả, điều kiện - kết quả, mục đích - kết quả, Ngời còn sử dụng câu ghép chính phụ chỉ nhợng bộ – tăng tiến. Ví dụ:

Để khẳng định sức sống mãnh liệt của tinh thần dân tộc, Ngời đã sử dụng kiểu câu ghép nhợng bộ - tăng tiến: Lãnh thổ Việt Nam tuy bị dìm đắm dới gót

sắt đẫm máu của dị tộc, nhng tinh thần dân tộc của nhân dân Việt nam vĩnh viễn không thể vì thế mà bị tiêu diệt đợc. [ 26; tr 15]

Câu ghép chính phụ đợc Ngời dùng trong danh ngôn hầu hết là loại câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả, mục đích kết quả, loại câu ghép chỉ nhợng bộ tăng tiến Ngời chỉ sử dụng (2 lần). Bên cạnh đó cách dùng câu ghép trong danh ngôn của Ngời cũng rất linh hoạt, sáng tạo (dùng hoặc không dùng quan hệ từ, cặp quan hệ từ). Ngời sử dụng câu ghép chính phụ mà ở đó mỗi câu là một chuỗi kết cấu C - V, có quan hệ độc lập về mặt cấu trúc cú pháp, song về mặt ý nghĩa chúng thờng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Khi không có cặp quan hệ từ, ta vẫn biết đợc kiểu cấu tạo chính - phụ của câu Bác viết. Ví dụ:

- (Nếu) lời thì không tiến bộ ( ngợc lại) siêng năng thì sẽ thành công.

- ( Nếu) Còn một ngời Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn( thì) Đảng vẫn đau thơng, cho đó là mình cha làm tròn nhiệm vụ. [350; tr121]

Có khi về hình thức là câu ghép chuỗi, song về nội dung ý nghĩa lại là câu ghép chính phụ. ở đây, tuy không dùng quan hệ từ nhng những câu nói trên vẫn là câu ghép chính phụ có tính thuyết phục cao.

- Năng lực và công việc của mỗi ngời khác nhau, ngời làm việc to, ngời làm việc nhỏ; ai giữ đợc đạo đức đều là ngời cao thợng.[226; tr81] - Không học tập văn hoá không có trình độ văn hoá, không học tập đợc kỹ thuật, không theo kịp nhu cầu kinh tế nớc nhà.”. [299; tr105]

Dùng kiểu câu chính phụ, Ngời đã tạo lập các lập luận để khẳng định một vấn đề nào đó.

Tóm lại, trong danh ngôn Hồ Chí Minh, câu ghép chính phụ đợc Ngời sử dụng linh hoạt và sáng tạo, số lần dùng nhiều hơn câu ghép đẳng lập. Những khi cần giải thích sáng tỏ một vấn đề khó hiểu Ngời thờng dùng câu ghép đẳng lập. Khi trình bày một lập luận, Ngời thờng dùng câu ghép chính phụ.

Một phần của tài liệu Danh ngôn hồ chí minh từ góc độ ngôn ngữ (Trang 76 - 80)