Phụ từ và quan hệ từ

Một phần của tài liệu Danh ngôn hồ chí minh từ góc độ ngôn ngữ (Trang 48 - 49)

5. Đóng góp của luận văn 5 6 Bố cục luận

1.3.2. Phụ từ và quan hệ từ

1.3.2.1. Phụ từ

Phụ từ, hay còn gọi là trợ từ (Nguyễn Tài Cẩn), ngữ khí từ (Nguyễn Kim Thản), từ đệm (Đái Xuân Ninh) là nhóm từ đã đợc khá nhiều nhà ngữ pháp học quan tâm đề cập đến. Theo giáo s Đỗ Thị Kim Liên, phụ từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ đi kèm danh từ, động - tính từ để bổ sung ý nghĩa phụ cho danh từ , động - tính từ: đã, sẽ, đang, những, các, mọi… Về khả năng kết

hợp, phụ từ thờng đi kèm danh từ, động - tính từ để cấu tạo cụm từ. Phụ từ không làm thành phần chính của câu. [31; tr60]

Đinh Thanh Huệ cũng quan niệm: “Phụ từ là những từ đi kèm với danh từ, động từ và tính từ để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau cho từ mà nó đi kèm. [24; tr34].

Từ các định nghĩa nh đã nêu trên ta có thể hiểu rằng, phụ từ là những từ phụ, không làm thành phần chính trong câu. Chúng đợc xem là từ phụ bổ sung các ý nghĩa ngữ pháp cho các thực từ. Trong Ngữ pháp tiếng Việt (Đỗ Thị Kim Liên), phụ từ đợc phân thành các hai nhóm: định từ và phó từ.

- Định từ là các phụ từ đứng trớc danh từ ( gồm định từ cái chỉ xuất, định từ chỉ lợng mỗi, từng, mọi, mấy; định từ tạo ý nghĩa số những, các, một.)

- Phó từ là các phụ từ chuyên đi kèm trớc hoặc sau động, tính từ đợc chia thành 12 tiểu nhóm.

Trong luận văn này chúng tôi dựa theo quan điểm của tác giả Đỗ Thị Kim Liên để tiến hành khảo sát.

1.3.2.2. Quan hệ từ

Theo Đinh Thanh Huệ: “ Quan hệ từ: (còn gọi là từ nối, kết từ; hoặc giới từ, liên từ). Cùng với trật tự từ, quan hệ từ là phơng tiện ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt. Quan hệ từ dùng để liên kết các từ, ngữ để tạo thành những đơn vị cú pháp. Là những từ không mang ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp liên hợp hay chính phụ hay tơng hỗ.” [24; tr35 - 36]

Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên: “ Quan hệ từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ dùng để liên kết từ, cụm từ, kết cấu chủ vị.” [31; 66]. Quan hệ từ có khả năng kết hợp: Nó không có khả năng làm thành tố chính của cụm, câu mà thờng xúc tác để tạo cụm từ, vế câu. Quan hệ từ (từ nối), có chức năng liên kết các từ ngữ, các vế câu làm tăng tính chặt chẽ rành mạch cho các kết cấu ngữ pháp. Trong luận văn này chúng tôi căn cứ quan điểm của tác giả Đỗ Thị Kim Liên để thực hiện đề tài.

Một phần của tài liệu Danh ngôn hồ chí minh từ góc độ ngôn ngữ (Trang 48 - 49)