Phụ từ trong danh ngôn Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Danh ngôn hồ chí minh từ góc độ ngôn ngữ (Trang 60 - 63)

5. Đóng góp của luận văn 5 6 Bố cục luận

2.2.1. Phụ từ trong danh ngôn Hồ Chí Minh

Trong danh ngôn Hồ Chí Minh, chúng tôi thống kê đợc 41 phụ từ với 1358 lần dùng (có phụ lục kèm theo). Tần số xuất hiện của các phụ từ đợc dùng trong danh ngôn Hồ Chí Minh nh sau:

Qua thống kê có đợc, chúng ta thấy số lợng các phụ từ xuất hiện trong danh ngôn Hồ Chí Minh không nhiều (trong “từ điển tiếng Việt” đã có hơn 100 phụ từ). Tuy nhiên, số lần dùng của chúng lại tơng đối cao. Điều này cho thấy, việc sử dụng phụ từ của Bác rất linh hoạt. Việc sử dụng phụ từ trong câu làm cho ý cần nói rõ ràng, dễ hiểu hơn.

Hồ Chí Minh dùng các định từ chỉ số lợng. Ví dụ: - … nhữnganh hùng, liệt sỹ... [64; tr26]

- ... đã làm chủ thì mọi ngời, mọi dân tộc phải chung sức làm cho dân giàu, nớc mạnh...”.[479; tr160]

- “ Các cháu tuy còn nhỏ tuổi, có thể làm những việc ích nớc, lợi dân. các cháu là những ngời chủ tơng lai...” [76; tr31]

Trong danh ngôn Hồ Chí Minh nhóm định từ này xuất hiện với tần số cao: một

xuất hiện 168 lần, những xuất hiện 105 lần, các xuất hiện 68 lần, mọi xuất hiện 46 lần...

Các tiểu nhóm phó từ đi kèm với tính từ, động từ để phụ nghĩa của hành động, tính chất. Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên, phó từ có khoảng 65 phó từ, (có phó từ chỉ có thể đứng trớc hoặc chỉ có thể đứng sau động từ, tính từ; lại có những phó từ vừa có thể đứng trớc hay sau động, tính từ). [31; tr 62].

Trong danh ngôn Hồ Chí Minh các phó từ thời gian đợc dùng: đã 52 lần,

sẽ 24 lần, đang 2 lần, (các phó từ khác trong nhóm hầu nh không xuất hiện hoặc xuất hiện rất ít).

Ví dụ: - Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tính có nghĩa nh thế… [44; 20]

- Khéo tổ chức, khéo lãnh đạo, thì lực lợng ấy sẽ làm xoay trời chuyển đất. [29; tr16]

- Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, ngời Đông Dơng giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm. [21; tr13] Nhiều danh ngôn Hồ Chí Minh là mang tính khẳng định một chân lý nào đó, cho nên những phụ từ chỉ quá khứ (cơ sở cho sự khẳng định) đợc Ngời dùng với tần xuất cao hơn. Những phụ từ ở thì hiện tại và tơng lai không đợc Ngời sử dụng hoặc có sử dụng thì hạn hữu.

Các phụ từ không, cũngrất đợc Ngời sử dụng nhiều nhất trong nhóm phụ từ đứng trớc động từ, tính từ, (không: 253 lần, cũng: 104 lần, rất: 38 lần...) Ví dụ: - Lực lợng của dân chúng nhiều vô cùng.

Không cố, thì việc gì làm cũng không xong. [3; tr7] - Dễ mời lần không dân cũng chịu,

Khó vạn lần dân liệu cũng xong. [1; tr7]

Trong danh ngôn trên, Ngời đã dùng phụ phủ định không để khẳng định vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. Đây là cách Ngời dùng từ phủ định để khẳng định một chân lý hiển nhiên.

Trong nhiều danh ngôn, để thể hiện cách nhìn đồng nhất về đối tợng, sự việc, hành động, Ngời đã dùng phụ từ cũng phụ từ này đợc dùng với tần số cao và Ngời đã sử dụng rất linh hoạt sáng tạo. Khi thì Ngời dùng cũng trong phép so sánh để tạo ra hình ảnh so sánh ngang bằng. Để làm nổi bật hình ảnh so sánh Ngời còn đặt phụ từ này ở đầu câu:

- Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển củng cố. Cũng nh ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. [125; tr 48]

- Cũng nh sông thì có nguồn mới có nớc, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Ngời cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đợc nhân dân. [115; tr 44]

Khi thì Ngời sử dụng liên tiếp trớc các động từ để nhấn mạnh các hành động. - Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. [146; tr53]

Phụ từ rất (trong nhóm phụ từ chỉ mức độ), biểu thị mức độ cao về tính chất nêu ở tính từ.

- “Nhân dân ta rất hăng hái, nhiều kinh nghiệm và có nhiều sáng kiến...” [45; tr21]

- “Nông dân ta chí khí rất anh dũng, kinh nghiệm rất nhiều, lực lợng rất to... . ” [50; tr22]

Qua khảo sát việc dùng phụ từ trong danh ngôn Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy, Ngời thờng sử dụng những phụ từ tạo ra ý nghiã khẳng định. Những phụ từ mang tính chất tiếp diễn, cầu khiến, phụ từ chỉ mức độ, chỉ sự diễn biến bất ngờ của hành động, những phó từ chỉ sự kết thúc của hành động, kết quả cuả hành động, hành động từ mình, chỉ hớng hành động, phụ từ chỉ ý nghĩa gia tăng hay tan rã Ngời dùng không nhiều.

Theo Trần Trọng Kim trong tiếng Việt còn có nhóm phụ từ đi kèm động từ,biểu thị ý nghĩa khích lệ, khuyên ngăn hoặc cầu khiến: nhé, nào, gì, đâu, mà...

Vị trí của nhóm phụ từ này rất linh hoạt trong câu, nhng thông thờng, chúng thờng đứng sau động từ để bổ nghĩa cho động từ. Trong danh ngôn Hồ Chí Minh nhóm phụ từ này không xuất hiện. Bởi danh ngôn là câu nói mang tính chân lý, mang ý nghĩa sâu sắc nhng đậm tính khái quát, đợc trích ra từ những bài nói, bài viết theo phong cách chính luận. Nhóm quan hệ từ này thờng xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp thờng ngày hoặc trong văn chơng nghệ thuật

Có thể nói, trong phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh cũng nh cách nói, viết của Ngời ta thấy Ngời thờng tạo ra nhng câu nói, viết mang tính thuyết

phục, chất khẳng định, tính chính xác cao, hớng thẳng đến sự tiếp nhận của ngời đọc, ngời nghe. Chính vì vậy việc sử dụng các phụ từ trong danh ngôn của Ngời mang tính chọn lọc, cẩn trọng đó là điều dễ hiểu trong đặc trng phong cách ngôn ngữ của Ngời, những câu nói và viết dễ đi vào lòng ngời, trở thành châm ngôn sống, khẩu hiệu hành động, chân lý cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Một phần của tài liệu Danh ngôn hồ chí minh từ góc độ ngôn ngữ (Trang 60 - 63)