VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING DỊCH VỤ ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG CƠ CHẾ THỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đào tạo nhân lực dầu khí (Trang 26 - 31)

3. Tính tin cậy được 4 Tính sẵn sàng

1.2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING DỊCH VỤ ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG CƠ CHẾ THỊ

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG - HỘI NHẬP

(1) Vị trí và vai trò của giáo dục đào tạo

Để phát triển bền vững về mọi mặt, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến sự phát triển giáo dục đào tạo và đầu tư nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, một lĩnh vực then chốt để phát triển trên toàn bộ các lĩnh vực của một quốc gia

Thực tế cho thấy một số quốc gia kém phát triển cũng là do nền giáo dục đào tạo ở quốc gia đó lạc hậu. Ở Việt Nam, nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định từ nay đến năm 2020 phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản thành nước công nghiệp: khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Vì vậy giáo dục và đào tạo càng được đặt ở vị trí quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của đất nước và của toàn dân với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài [1,135,136]

Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia để thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”

Một trong những nền tảng quan trọng có tính quyết định, bảo đảm sự thành công của chiến lược phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá là nguồn nhân lực, đặc trưng là chất lượng mới và số lượng lớn. Giáo dục là cái nôi đào tạo ra đội ngũ những người lao động có chất lượng tiến vào thế kỷ 21 với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực có đủ tài đức. Hình thành đội ngũ người lao động có tri thức, tay nghề, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, làm việc sang tạo, có đạo đức cách mạng có tinh thần yêu nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Những mục tiêu đó đòi hỏi các nhà trường cần nâng cao khả năng đào tạo toàn diện, có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức tự chủ trong công việc, có khả năng tự tìm và tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

(2) Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong quá trình đổi mới – phát triển bền vững đất nước

Xã hội loài người các thời kỳ văn minh nông nghiệp, nền văn minh công nghiệp và tiến đến nền văn minh hậu công nghiệp, nền văn minh tri thức và kỹ năng của con người quyết định năng suất lao động và tốc độ phát triển đất nước.

Ngày nay khi đánh giá tiềm lực , sức mạnh của mỗi một quốc gia người ta căn cứ vào đội ngũ trí thức khoa học, khoa học kỹ thuật và công nghệ, đó là nguồn lực có khả năng tái sinh và tự sinh, tạo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì lẽ đó mà nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đâu tư cho chiến lược phát triển nhân tài, trong đó đặc biệt chú ý tới tính sang tạo và khả năng sáng tạo của thế hệ trẻ.

Muốn có một nền kinh tế khoa học phát triển thì phát triển giáo dục là ưu tiên hàng đầu. Chỉ nhờ giáo dục đào tạo thì mới tạo ra đủ nguồn nhân lực, mới có nhân tài đảm đương được các vị trí khác nhau để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.

Con người luôn là trung tâm của sự phát triển, vấn đề là ở chỗ con người làm việc ra sao để tạo ra của cải vật chất thì còn phải nhờ giáo dục đào tạo. Giáo dục đào tạo nhằm tạo ra đội ngũ lao động có chuyên môn, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp có đủ tài đức cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước. Sự tiến bộ, giàu có của xã hội không chỉ đo bằng mức sống vật chất mà phải bằng các chỉ tiêu chuẩn mực đạo đức thẩm mỹ, chính trị xã hội và môi

trường. Con người có tri thức sẽ nắm bắt được khoa học kỹ thuật để xây dựng đất nước và thể hiện được lối sống văn minh trong xã hội.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, điều đó có nghĩa là sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước có tầm quan trọng hàng đầu, mọi cơ quan tổ chức từ trung ương đến địa phương và các thành phần kinh tế, mọi tầng lớp nhân dân và mọi người trong xã hội phải quan tâm và coi trọng nó. Mọi nguời đều có quyền bình đẳng trong giáo dục, mọi người đều có và được đào tạo có cơ hội học tập như nhau. Con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển giáo dục và đào tạo là hạt nhân để tạo sự phát triển bền vững trong xã hội.

Xuất phát từ ý nghĩa đó, nhằm cụ thể hoá mục tiêu giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII, lần đầu tiên nước ta xây dựng Bộ Luật Giáo dục. Luật được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tháng 12 năm 1998 và bổ sung sửa đổi năm 2006, Nghị quyết đại hội X đã xác định rõ : “ Mục tiêu giáo dục là phát triển nguồn nhân lục chất lượng cao, đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam làm cho giáo dục cùng khoa học và công nghệ thật sự là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu cao cả nhẩt của giáo dục đào tạo đại học là góp phần cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội trên cơ sở tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và những công dân có tinh thần trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu trong tất cả các hoạt động của xã hội.

Xu thế toàn cầu hoá hiện nay có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tới nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là những nước nghèo. Tuy nhiên, toàn cầu hoá có ảnh hưởng tích cực đến giáo dục đào tạo. Mọi người trên thế giới có nhiều cơ hội để tiếp xúc với tri thức nhân loại, khoa học kỹ thuật công nghệ và đặc biệt là nền giáo dục đào tạo giữa các quốc gia khác nhau giúp mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết của cá nhân và sự giao thoa giữa các nền giáo dục khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới.

(3) Sự cần thiết và mục tiêu của công tác đào tạo

Phân biệt giáo dục và đào tạo

Bố trí người lao động vào thực hiện một công việc chưa hản đã đảm bảo hoàn thành tốt công việc. Những người lao động mới thường không cảm thấy vững tâm về vai trò và trách nhiệm của họ khi làm một công việc nào đó. Để hoàn thành tốt công việc được giao, mỗi người lao động phải có sự tương đồng giữa khả năng làm việc và yêu cầu để thực thi công việc đó. Vì vậy, những nhiệm vụ đó đang đặt ra đối với những trường học, cấp học một nhiệm vụ nặng nề để đào tạo ra đội ngũ người lao động có chất lượng để khi họ vừa tốt nghiệp có thể đảm đương tốt các công việc. [3, 337]

Giáo dục là một hệ thống các hoạt động đào tạo và giảng dạy ở trường học nhằm trang bị kiến thức và phát triển kỹ năng cho con người (Từ điển Oxford).

Đào tạo là một loạt các hoạt động được tổ chức có hệ thống để trang bị cho người học, người lao động nhận thức, kỹ năng tay nghề và động lực thực hiện công việc[3, 338]

Đào tạo và giáo dục là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ gắn kết với nhau. Giáo dục có tính bao trùm hơn, chung hơn, nhưng lại ít thực tiễn hơn, nó mang tính chất định hướng. Còn đào tạo chỉ là một lĩnh vực của giáo dục, đào tạo giúp trang bị cho con người các nhận thức và kỹ năng thực tiễn tốt hơn các công việc. Ích lợi của công tác đào tạo không chỉ dừng lại ở chỗ trang bị cho người lao động các kỹ năng nghề nghiệp hiện tại mà còn phát triển họ lên một nấc cao hơn để đảm nhiệm trọng trách trong tương lai. [3,338-339]

Hình 1.1 Sự cân bằng giữa khả năng người học và công việc

.[3,338-339]

Sự cần thiết và mục tiêu của công tác đào tạo

Nhu cầu đào tạo bắt nguồn từ nhu cầu giải quyết các tồn tại hiện vật và vượt qua những thử thách trong tương lai.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và áp lực cạnh tranh ngày càng cao trong nền kinh tế thị trường, các trường đào tạo nói chung và các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến để tăng cường sức mạnh, nâng cao chất lượng trên các mặt về sản phẩm và dịch vụ. Đối với các trường đào tạo phải gắn mục tiêu đào tạo với phát triển kinh tế xã hội nhằm đào tạo ra đội ngũ người lao động có chất lượng cao.[3, 341]

Công tác đào tạo, khi được tiến hành tốt sẽ mang lại không chỉ cho nhà trường mà còn mang lại cho các doanh nghiệp những người sử dụng lao động và bản than người lao động những lợi ichs cụ thể: “ Tăng klhả năng sinh lợi cho doanh nghiệp, cải thiện kỹ năng nhận thức nghề nghiệp, tăng nhuệ khí cho người lao động, tạo độgn lực phát triển…” Bên cạnh các lợi ích trên, công tác đào tạo còn mang đến người lao động một số lợi ích khác, nhưng tựu chung lại cũng là lợi ích của nhà trường đào tạo và các doanh nghiệp và

Khả

Năng Định hướng hiện

tại của

người học Đào tạo

Yêu cầu của công việc

của toàn xã hội, không những thế công tác đào tạo còn cải thiện mối quan hệ giữa các nhóm và các cá nhân giúp người lao động định hướng bằng cách đào tạo chuyển giao hoặc hỗ trợ phát triển nhằm cải thiện kỹ năng bản thân, tạo không khí học tập, tạo sự gắn kết, tạo sự phát triển và hợp tác.

Mục tiêu đào tạo bắt nguồn từ nhu cầu đào tạo của mỗi lĩnh vực, nhưng tất cả đều thể hiện sự mong muốn được trang bị nhiều kỹ năng cũng như nhận thức mới cho những nguời lao động để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường trong các điều kiện xác định. [3, 342]

(4) Những nội dung chính về chất lượng đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đào tạo nhân lực dầu khí (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)