Khái quát về chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đào tạo nhân lực dầu khí (Trang 37 - 39)

Thế nào là chương trình đào tạo:

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chương trình đào tạo. Ở đây, xin nêu ra một vài quan niệm phản ánh được những nét cơ bản nhất của chương trình đào tạo và được nhiều người đồng tình

Theo Tim Wentling (1973) cho rằng: Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo đó có thể là một khoá học kéo dài một ngày, một tuần, hoặc vài năm. Bản thiết kế đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì trông đợi ở người học sau khoá học, nó phác hoạ quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ .[8,34 ]

- Về cấu trúc chương trình đào tạo theo Tyler (1949) cho rằng chương trình đào tạo phải gồm bốn yếu tố cơ bản đó là:

1, Mục tiêu đào tạo 2, Nội dung đào tạo

3, Phương pháp đào tạo trong quy trình đào tạo 4, Cách đánh giá kết quả đào tạo [5, 150]

Như vậy về quan niệm về chương trình đào tạo không chỉ đơn giản là cách định nghĩa mà nó thể hiện rất rõ rệt quan điểm về giáo dục của mỗi người trong những giai đoạn khác nhau

- Việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo Đại học và Cao đẳng ở nước ta

Chương trình đào tạo nghề trong thời kỳ đổi mới.

Để thích nghi với việc chuyển đổi nền kinh tế Việt nam sang nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, kiến thức của chương trình đào tạo được cấu trúc lại với xu hướng ưu tiên các kiến thức và kỹ năng hành nghề gắn liền tương ứng với nghề nghiệp tương lai của người học.

+ Quy định của luật giáo dục về chương trình đào tạo và chương trình xây dựng chương trình khung cho hệ thống giáo dục ở nước ta

Điều 36 của luật giáo dục quy định “ Bộ giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bố thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và môn học chuyên ngành, giữa lý thuyết và thực hành thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, các trường đại học và cao đẳng xác định chương trình giáo dục đào tạo của trường mình. [11,26]

Như vậy luật giáo dục có xu hướng tăng trách nhiệm quản lý từ phía nhà nước đối với các trường đại học và cao đẳng. Mặt khác, luật giáo dục lại chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong công tác sau đây: Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với ngành nghề được phép đào tạo…[11, 40]

Như vậy các chương trình khung mà bộ Giáo dục và đào tạo ký ban hành sẽ không phải là một chương trình đào tạo hoàn chỉnh mà chỉ là một phần nội dung cứng để đưa vào chương trình đào tạo, từng trường bổ sung thêm phần nội dung mềm, cấu trúc, sắp xếp lại các học phần một cách hợp lý

để thiết kế ra chương trình đào tạo cụ thể. Ngoài ra, một chương trình dào tạo cụ thể có thể hàm chứa kiến thức từ một ngành đào tạo (kiểu chương trình đơn ngành), hoặc từ một số ngành (chương trình đào tạo có ngành đào tạo chính-ngành đào tạo phụ, song ngành, 2 văn bằng). [10, A-B]

Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang thành lập các hội đồng tư vấn khối và ngành đào tạo bao gồm các chuyên gia đầu ngành ở các trường đại học và viện nghiêm cứu khoa học, nhà quản lý trường đại học và một số đại diện của giới công nghiệp và doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhân lực để tham gia xây dựng chương trình khung.

+ Một số vấn đề tham khảo về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đào tạo nhân lực dầu khí (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)