Thiết kế xây dựng chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đào tạo nhân lực dầu khí (Trang 108 - 112)

- Thợ lành nghề có kinh nghiệp

2. Thiết kế xây dựng, phát triển chương trình đào tạo

2.3 Thiết kế xây dựng chương trình đào tạo

2.3.1 Phân tích nghề ra các nhiệm vụ và công việc

Một ngành nghề đào tạo bao gồm các bao gồm các nhiệm vụ, nhiệm vụ được chia ra thành các công việc, công việc có thể chia thành các phần việc và phần việc phải đạt được các mục tiêu trên cơ sở các kỹ năng nghề nhất định.

a. Nhiệm vụ

- Xác định, mô tả ngành nghề đào tạo trong quá trình hình thành nghề của một lĩnh vực rộng của nghề. Liên quan đến ngành, các bậc học của Trung tâm đào tạo

- Xác định các yêu cầu của nghành nghề đào tạo trong trung tâm với nhu cầu của thị trường, nhu cầu của ngành dầu khí.

- Xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học tương thích với ngành, bậc đào tạo của Trung tâm

b. Công việc

"Công việc" phải được hiểu một cách linh hoạt, không thể máy móc vì vậy những truờng hợp để đảm bảo thuận lợi cho việc giảng dạy nguời ta có thể kết hợp một số công việc lại thành các việc lớn hơn để hình thành Modul hay một đơn vị học trình [7,12]

- Xây dựng bản phân tích nghề mang tính việc làm cho hành nghề của người học và ngành đào tạo của nhà trường.

- Ngành nghề theo diện hẹp (có tính chuyên môn sâu) cho nhu cầu từng doanh nghiệp, từng địa phương mang tính quốc gia

- Ngành nghề đào tạo theo diện rộng có thể cung cấp đại trà cho các doanh nghiệp, các địa phương mang tính quốc gia

- Xây dựng được bộ ba trong ngành nghề đào tạo

“ Nhà chuyên môn - Người sử dụng lao động – Nhà giáo” , sẽ đảm bảo việc phân tích nghề được chuyên nghiệp và gắn với yêu cầu của dịch vụ đào tạo, làm tiền đề xây dựng nội dung chương trình đào tạo

c. Phần việc

- Mô tả phần việc đặt ra đối với chuyên ngành đào tjao mà người học sẽ phải làm khi kết thúc khoá học

- Xây dựng những tiêu chí của mỗi phần việc trong toàn bộ ngành đào tạo đòi hỏi người học phải đạt được các tiêu chí đó tương ứng với mỗi phần việc.

d. Xác định các tiêu chuẩn Dacum trong phân tích nghề

Tất cả các nhiệm vụ, công việc, phần việc phải được mô tả theo các tiêu chí thống nhất theo quy định của Ban/Tiểu ban Dacum

- Các mô tả về phần việc bao gồm từ hợac một cụm đặc trưng cho mỗi phần việc

- Mỗi phần việc chỉ xuất hiện một lần

- Các nhiệm vụ công việc được xắp xếp lô gic - Cần có bảng liệt kê về:

+ Kiến thức kỹ năng ngành chung của ngành đào tạo, của nghề nghiệp cần đào tạo

+ Phẩm chất và các kỹ năng mà người tham gia khoá học có được + Các công cụ, trang thiết bị nguyên vật liệu cần thiết

+ Xu thế phát triển của các vấn đề có liên quan đến ngành nghề đào tạo

2.3.2 Xác định kiến thức khoa học và công nghệ cần thiết cho mỗi công việc của nghành đào tạo

a. Kiến thức công nghệ cho bước thực hiện

- Mỗi công việc trong ngành nghề đào tạo đều bao gồm nhiều bước thực hiện theo một thứ tự khoa học, để đảm bảo khi thực hành nó đạt kết quả tối ưu, Vì vậy người học cần được đào tạo phần kiến thức sau:

+ Lý thuyết của mỗi bước công việc + Các thao tác và kinh nghiệm + Kỹ thuật chính xác

+ Đảm bảo an toàn và chuyên nghiệp b. Kiến thức công nghệ cho mỗi công việc

+Xác định kiến thức khoa học công nghệ cho mỗi công việc

+ Việc xác định phải dựa trên một mục tiêu thực hiện và cấp độ đào tạo để người học dễ tìm được việc làm và có khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai

c. Phân chia các kiến thức

-Việc phân chia các kiến thức của mỗi cấp học trong nghành nghề đào tạo để cấu thành các modul kiến thức, tương ứng với mỗi cấp học

- Modul lý thuyết tương ứng với nành nghề đào tạo - Modul về cơ sở của ngành nghề đào tạo

- Modul về chuyên nghành

- Modul về kỹ năng nghề diện hẹp - Modul về kỹ năng nghề diện rộng

Việc phân chia các kiến thức có thể thực hiện theo một số phương pháp:

- Phương pháp tích hợp kiến thức theo từng cấp độ đào tạo( từ trình độ thấp đến trình độ cao )

- Phương pháp cấu trúc kiến thức theo kiểu đồng tâm d.. Theo dõi và quản lý

Để thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý nội dung chương trình đào tạo của trung tâm. Ta có thể thực hiện mã hoá các modul. Việc mã hoá các modul có thể dựa vào khối kiến thức cho mỗi ngành đào tạo của trung ttâm có thể dựa vào khối kiến thức cho mỗi ngành đào tạo của trung tâm có thể sử dụng các nhóm số hoặc nhóm số hoặc nhóm chữ để tiến hành mã hoá các modul kiến thức

2.3.3 Xây dựng các modul thích hợp. mục tiêucho từng modul khoa học

Ta có thể hiểu modul là một phần kiến thức và kỹ năng trọn gói của nghề được phân chia một cách logic theo từng công việc hợp thành nghề, có mở đầu có kết thúc rõ rang và về nguyên tắc công việc nà không chia nhỏ hơn đuợc [7,27]

Trong cấu trúc nội dung chương trình đào tạo ta có thể xây dựng theo cấu trúc các modul

- Modul kiến thức chung cho một số ngành nghề trong trung tâm - Modul kỹ năng nghề cho việc đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau

2.3.4 Xây dựng các đơn nguyên học tập

Đơn nguyên học tập là thành tố cơ bản và quan trọng nhất của phương thức đào tạo nghề theo cấ trúc modul. Nội dung đào tạo của modul được chia thành từng nguyên đơn học tập ( Modul con) . Mỗi đơn nguyên học tập trình bày một vấn đề chuyên biệt về kiến thức và kỹ năng của một ngành nghề nào đó có thể dung cho cả giảng viên và học viên [7,27]

Đơn nguyên học tập được cấu trúc bởi các phần sau: - Mục tiêu người học

- Danh mục các phương tiện, thiết bị, vật liệu, học liệu… cho công việc học tập và thực hành

- Danh mục các nguyên đơn học tập có liên quan - Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo nghiên cứu

- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đào tạo nhân lực dầu khí (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)