Xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đào tạo nhân lực dầu khí (Trang 85 - 89)

- Đất đai, nhà cửa, vật kến trúc, phương tiện vận tải, truyền dẫn

TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DẦU KHÍ

3.1.2 Xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo trong nước và quốc tế

(1) Xu hướng tiếp cận theo các chương trình chuẩn [7,12]

Khi xây dựng một chương trình đào tạo, người ta không chỉ quan tâm đến khối lượng và chất lượng kiến thức, tay nghề trong một thời gian quy định. Mục tiêu của chương trình đào tạo kiểu này là nội dung kiến thức và khả năng tay nghề. Cách tiếp cận này đang được rất nhiều trường, cơ sở đào tạo ở nước ta sử dụng. Vì xem giáo dục chỉ là một quá trình truyền thụ kiến thức và và khả năng làm việc cho người học, nên khi lựa chọn phương pháp giảng dạy, người dạy chỉ cần tìm phương pháp có thể truyền thụ tốt nhất.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt, kiến thức trong quá trình đào tạo cũng tăng lên. Mặt khác thị trường lao động và nhu cầu của người học luôn thay đổi. Nếu trong một giai đoạn nhất định cho dù người học có tiếp thu được một khối lượng kiến thức và kỹ năng nghề tối đa đi nữa thì tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật như ngày nay thì chẳng bao lâu sẽ bị lạc hậu.

(2) Xu hướng tiếp cận theo các chương trình đào tạo theo định hướng phát triển .

Song hành với sự phát triển công nghệ đòi hỏi chương trình đào tạo luôn bám sát các bước tiến của khoa học kỹ thuật công nghệ và trang thiết bị. Xuất phát từ trang thiết bị và công nghệ và yêu cầu của người sử dụng lao động, nhu cầu của người học và đề ra được mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo.

Nhưng chương trình sử dụng cách tiếp cận này phải đầu tư trang thiết bị (hoặc sử dụng loại hình đào tạo kép) đòi hỏi phải có dự báo tốt nhu cầu thị trường lao động. Nếu không học sinh, sinh viên ra truờng sẽ không có việc

làm ngay. Mặt khác để đào tạo theo chương trình này, cần phải có một đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý đào tạo dày dặn kinh nghiệm. [8,43] (3) Xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động .

Nghĩa là chương trình đào tạo phải có mục tiêu phù hợp với thị trường lao động. Nhưng vì thị trường lao động rất đa dạng và luôn biến đổi nên mục tiêu đào tạo và cấu trúc nội dung chương trình đào tạo cũng rất lnh hoạt để luô đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động cũng như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Các kiến thức và kỹ năng có thể sử dụng ngay được khi học xong chương trình.

Chương trình đào tạo loại này có thể cùng một lúc tồn tại ở nhiều cấp độ:

 Chương trình đào tạo nghề diện hẹp bậc thấp.

 Chương trình đào tạo nghề diện hẹp bậc cao.

 Chương trình đào tạo nghề diện vừa bậc cao.

 Chương trình đào tạo nghề diện rộng bậc cao.

Tuỳ theo mức độ yêu cầu đối với nghề của thị trường lao động và nhu cầu của người sử dụng lao động cũng như trình độ, nhu cầu của người học mà xác định được mục tiêu cũng như nội dung của chương trình đào tạo. (4) Những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản và cơ sở xây dựng nội dung chương trình đào tạo ở nước ta hiện nay:

- Những nguyên tắc chỉ đạo trong việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo

Việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo không những phải phù hợp với mục tiêu đào tạo mà còn phải phù hợp với từng loại hình đào tạo

+ Phải đảm bảo tính toàn diện và cân đối giáo dục: Cân đối giữa khối lượng kiến thức, cân đối giữa giáo dục chính trị và chuyên môn

+ Phải gắn nội dung chương trình đào tạo với thực tế sản xuất

+ Phải đảm bảo tính thống nhất chung trong toàn quốc đồng thời có tính đến đặc trưng của từng vùng, từng địa phương, phải phù hợp với điều kiện giảng dạy học tập của từng trường, phải đảm bảo học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao động, sản xuất

+ Phải đảm bảo tín hội nhập trong khu vực và trên thế giới

+ Chương trình đào tạo phải được xem xét lại hàng năm nhằm đưa vào những tri thức mới của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo hiện đại hoá nội dung đào tạo, đồng thời tránh quá tải cho người học.

+ Phải đảm bảo tính vừa sức học. Chương trình đào tạo phải mềm dẻo, linh hoạt [14,25-26]

- Các yêu cầu cơ bản và cơ sở xây dựng nội dung chương trình đào tạ

+ Đảm bảo tính nhân văn

Trong cấu trúc nội dung chương trình đào tạo phải tạo nên sự nhất quán trong việc hình thành nhân cách cho người lao động trong điều kiện kinh tế-xã hội phát triển, song vẫn giữ được bản sắc dân tộc, lòng trung thành với sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [14,21]

+ Đảm bảo tính khoa học, tính quốc tế hiện đại và hoà nhập

Đảm bảo tính khoa học là đảm bảo tính chân thực khách quan, tính hiện đại, tính hệ thống, tính logic chặt chẽ và tính tổ chức hợp lý

Nội dung chương trình đào tạo phải phản ánh được hiện thực một cách đúng đắn, chân thực, khách quan, phải chỉ ra được những thuộc tính của sự vật hiện tượng và những mối quan hệ bản chất giữa chúng.

Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phải được lựa chọn sao cho đảm bảo tính hiện đại và thiết thực đảm bảo cho điều kiện hội nhập và mở cửa của nền kinh tế hiện nay [14,22]

Phân bổ trình tự kiến thức, kỹ năng phải logic, hợp lý với quy luật nhận thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

+ Đảm bảo tính hệ thống

Nội dung chương trình đào tạo phải được sắp xếp sao cho người học nắm được theo một hệ thống logic chặt chẽ. Tiếp thu cơ sở khoa học có nghĩa là nắm vững những kết quả khái quát hoá của thực tiễn sản xuất kinh doanh. Bản thân các môn khoa học đã có tính hệ thống, do vậy khi xây dựng nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo tính hệ thốg này, không chia cắt gây xáo trộn, gây trở ngại cho việc tiếp thu của người học.

Trong quá trình dạy học những kiến thức quan trọng nhất những điểm "nút", "chìa khoá" phải được vận chuyển vào thực tiễn, tác động đến đời sống, đến thực tiễn.

Như vậy, tính cơ bản gắn liền với tính hệ thống. Cùng với sự gắn liền lý thuyết với thực tiễn là những điều kiện cơ bản không thể thiếu được của việc nắm vững cơ sở khoa học [14, 23-24]

Đảm bảo tính mềm dẻo linh hoạt [14, 24]

Việc thường xuyên đổi mới cập nhật kiến thức và loại bỏ kiến thức đã lạc hậu không phù hợp trong nội dung chương trình đào tạo là công việc rất quan trọng và không kém phần phức tạp. Cần xác định "phần cứng" và "phần mềm" đào tạo. Phần cứng là phần bắt buộc có tính ổn định cao cung cấp các kiến thức kỹ năng cơ bản cho người học, "phần mềm" là phần có thể thay đổi được tuỳ vào yêu cầu thực tiễn, vào điều kiện vật chất, đội ngũ giảng viên của nhà trường, nhu cầu xã hội.ghanh mục nghề (những nghề đặc thù của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đào tạo nhân lực dầu khí (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)