+ Chất lượng là gì?
Chất lượng là khái niệm khó định nghĩa, lý do chính của sự phúc tạp nằm ở chỗ ý tưởng về chất lượng rất rộng. Quan niệm chất lượng thường mang nhiều tính cảm xúc và đạo đức hơn những chỉ số khách quan. Khái niệm chất lượng, khi đưa từ thực tiễn vào lĩnh vực nghiên cứu không còn mang đầy đủ đặc tính ban đầu nữa. Ý định đưa ra một quan niệm chính xác cho khái niệm chất lượng là không khả thi. Cách hiểu chất lượng theo quan điểm của Sallis (1993) là khả dĩ hơn cả. [Sallis E.1993. Totat Quality Management in Education. Philadelphia]
Theo Sallis, chất lượng được hiểu theo nghĩa tương đối và nghĩa tuyệt đối. Khái niệm chất lượng dùng trong cuộc sống hàng ngày thường mang ý nghĩa tuyệt đối. Thuật ngữ chất lượng được dung để nói về những thứ tuyệt hảo, hoàn mỹ, những thứ đó được coi là chất lượng, theo quan niệm này sẽ có những chuẩn mực rất cao không vượt qua được. Chính sự tuyệt hảo của nó làm cho giá trị và uy tín trong chính bản thân nó.[4, 31]
Chất lượng được hiểu theo nghĩa này chính là chất lượng cao nhất-hiểu chất lượng theo cách này không thực tiễn, bởi đại bộ phận dân chúng chỉ có thể ngưỡng mộ những sản phẩm có chất lượng, chỉ một trong số họ muốn sở hữu chúng, nhưng rất ít người trong số đó có đủ điều kiện sở hữu.
Theo cách hiểu trên thì có rất ít các cơ sở giáo dục đào tạo có thể cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao cho người hoc. Do vậy, chúng ta có thể sử dụng khái niệm chất lượng theo nghĩa tương đối.
Quan niệm chất lượng theo nghĩa tương đối cho rằng “ Sản phẩm hay dịch vụ được coi là có chất lượng khi chúng đạt được những chuẩn mực chất lượng được quy định trước”. .[3, 32-33]
Chất lượng theo quan niệm người tiêu dung có thể được định nghĩa “ Là cái làm hài lòng, vượt qua những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng về lợi ích mang lại”[3,11]. Đây là định nghĩa thiết thực nhất, khi mua sản phẩm, thong thường người tiêu dung sẵn sàng trả tiền cao hơn cho các sản phẩm phù hợp với họ mà không phụ thuộc vào loại hàng hoá gì.
Khách hàng là nguời phán xét chất lượng cuối cùng, trước đó người sản xuất phải tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ với những chuẩn mực nhất định. Những chuẩn mực này chỉ phù hợp với các yêu cầu của khách hàng. Như vậy sẽ xuất hiện hai loại chuẩn mực: “ chuẩn mực của sản phẩm dịch vụ và chuẩn mực của người tiêu dùng”.
Bảng … Chuẩn mực chất lượng .[4 , 35]
Chuẩn mực sản phẩm và dịch vụ Chuẩn mực của người tiêu dùng - Sự phù hợp với các chỉ số
- Sự phù hợp với các mục đích và tiêu dùng
- Không hư hỏng
- Dùng lần đầu, dùng các lần sau
+ Sự hài lòng của người tiêu dùng + Mức độ vượt qua kỳ vọng
Như vậy, trong quản lý chất lượng sẽ xuất hiện vấn đê làm thế nào để chuẩn mực chất lượng do nhà sản xuất cung cấp xác định phù hợp với các chuẩn mực của người tiêu dùng và tạo ra sự hài lòng cao cho họ. .[4, 34-35]
- Chất lượng đào tạo
Như đã nói ở trên thì chất lượng là một khái niệm nhiều mặt và bao trùm ba khía cạnh .[5, 56]
1. Mục tiêu
2. Quá trình triển khai để đạt được mục tiêu 3. Thành quả đạt được
Chất lượng trong giáo dục đào tạo là một ý tưởng phức tạp khó xác định và đánh giá, nhưng dù sao điều quan trọng hơn hết chính là : Sinh viên đã học được như thế nào (họ biết gì, học có thể làm được gì và phẩm chất của họ ra sao), nhờ kết quả tương tác giữa họ và giáo chức, với khoa và nhà trường và phương tiện. Định nghĩa về chất lượng được hầu hết các nhà phân tíchvà hoạch định chính sách giáo dục đại học chấp nhận là “ trùng khớp với mục đích “Theo định nghĩa này thì chất lượng sẽ không có ý nghĩa nếu không xem xét đến mối liên quan với mục đích của sản phẩm dịch vụ. Theo định nghĩa đó, một khoá đào tạo trong một trường đại học là có chất lượng phù hợp nếu có tuân thủ các tiêu chuẩn xác định hoặc mức độ đạt thành quả đối với mục đích thiết kế..[5, 57-58]
Trong cơ chế quản lý mới, theo tinh thần nâng cao quyền tự chủ và trách nhiệm của xã hội, một vấn đề nảy sinh: Cần một hệ thống quản lý và kiểm tra đánh giá để đảm bảo chất lượng đào tạo, đó là một vấn đề lớn được nêu ra dưới hình thức này, hình thức khác trên công luận và cũng là vấn đề băn khoăn của số đông các phía liên quan có lợi ích gắn bó với hoạt động của các trường dào tạo: Nhà nước, phụ huynh và sinh viên, giáo chức và viên chức ở trường đào tạo, những người sử dụng sản phẩm đào tạo.
- Chất lượng dịch vụ dào tạo trong cơ chế thị trường
Khái quát về dịch vụ đào tạo
Dựa trên mô hình hoá về sản phẩm dịch vụ thông thường ta có thể đưa ra mô hình dịch vụ đào tạo như hình 1.2, trong đó:
Dịch vụ đào tạo cốt lõi được hiểu là những chương trình đào tạo mà nhà trường cung cấp cho sinh viên hay đó cũng chính là việc học tập của sinh viên, cụ thể bao gồm:
+ Khối lượng kiến thức đại cương
+ Khối kiến thức cơ sở nghành và rèn luyện bắt buộc + Khối kiến thức chuyên ngành
+ Số đơn vị học trình
+ Thời gian đào tạo cho mỗi học kỳ và cho toàn khoá học
Hình 1.2 Mô hình dịch vụ trong đào tạo
Dvụ đào tạo cốt lõi Thương hiệu Dịch vụ bao quanh Cốt lõi (Core) Dịch vụ bổ xung
Dịch vụ bao quanh là những gì có mối quan hệ gần gũi nhất đối với những yếu tố về sản phẩm cốt lõi, chúng có giá trị làm tăng những nhận biết của người học về sản phẩm cốt lõi, đó là:
+ Học liệu: Giáo trình, bài giảng, đề thi
+ Phương tiện dạy học cần thiết ở mức tối thiểu như phấn, bảng + Đội ngũ giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy
+ Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo và quản lý sinh viên + Đội ngũ nhân viên phục vụ
Dịch vụ bổ sung là tất cả những gì làm gia tăng lợi ích cho việc quản lý đào tạo và việc học tập của sinh viên bao gồm:
+ Phòng học cho sinh viên + Ký túc xá sinh viên
+ Phòng thí nghiệm thực hành + Thư viện
Trung tâm tư vấn, giới thiệu và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên + Các cuộc hội thảo chuyên đề, hội thảo nghề nghiệp
+ Học bổng và các nguồn tài trợ cho sinh viên
+ Khu căng tin phục vụ ăn uống, sân tập thể dục thể thao, khuôn viên Thương hiệu là những gì tạo nên danh tiếng, hình ảnh cho nhà trường đối với xã hội và người học. Đó chính là căn cứ để mọi người có thể dễ dàng phân biệt, lựa chọn và mong muốn được tham gia học tập những ngành do nhà trường đào tạo
Ta có thể khái niệm dịch vụ đào tạo như sau:
Dịch vụ đào tạo là một dịch vụ, đó là kết quả của quá trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và mang lại lợi ích cho xã hội.
Trên phương diện người sử dụng lao động và trí tuệ của người đào tạo. Người sử dụng lao động chú đến sức khoẻ, nhân cách đạo đức, năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc, khả năng sáng tạo và phẩm chất nghề nghiệp của người lao động. Đối với người học thì dịch vụ đào tạo chính là kinh nghiệm, kỹ năng nhận thức, kiến thức phương pháp mà người học tiếp thu được trong quá trình đào tạo. Người học có thể sử dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp đã học và tích luỹ được để phục vụ cho mục đích của mình.
Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ đào tạo
Có thể xem xét tóm lược lại các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ đào tạo trong cơ chế thị trường qua hình 1.3
Hình 1.3 Mô hình tác động đến quá trình đào tạo có chất lượng phù hợp với nhu cầu xã hội .[20, 5]
* Trình độ, p.pháp dạy và chất lượng giáo viên * Trình độ quản lý * P.Pháp quản lý, đánh giá và tốc độ đổi mới dạy học
* Thương hiệu nhà trường.
* Hạ tầng cơ sở và và cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo * Trình độ cơ sở thực hành cho người học * Sự công bằng tuyển dụng của xã hội * Truyền thống văn hóa về tôn vinh người tài, hành đạt. * Chất lượng đầu
vào của sinh viên * Môi trường kỷ luật và tính tự giác của sinh viên * Chất lượng dịch vụ quản lý quá trình đào tạo * Nội dung, chương trình và tính đổi mới * Chất lượng học liệu, thư viện và phương tiện dạy và học * Trình độ giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế Quá trình đào tạo có chất lượng phù hợp Trình độ và mức độ khoa học- công nghệ đất nước Trình độ và mức độ phát triển kinh tế- xã hội đất nước
Tiến bộ khoa học công nghệ
(Toàn cầu) (Xu hướng chung) Sự toàn cầu hóa Chế độ chính tị Truyền thống văn hóa, giáo dục
Mức độ hội nhập quốc tế Mô hình phát triển kinh tế
Qua hình 1.3 ta thấy Quá trình đào tạo có chất lượng phù hợp là nhân tố trung tâm và chịu tác động bởi các nhân tố xung quanh hệ thống từ đó có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của các nhà trường. Xác định, nhận thức và làm tốt hơn từng yếu tố sẽ là việc làm tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, dịch vụ đào tạo đối với mỗi nhà trường, phù hợp với cơ chế thị trường tạo thế ổn định và đào tạo có chất lượng để sẵn sàng hội nhập với khu vực và quốc tế.
(5) Chương trình đào tạo, việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ở nước ta hiện nay.