thống hoặc trong các kết quả đầu ra mà phát hiện kịp thời các sai sót, tìm ra nguyên nhân, đồng thời lập tức đưa ra những hành động, biện pháp sửa chữa hoàn thiện.
3.2.2 Giải pháp thứ hai: “ Ứng dụng phương pháp Dacum để thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo " xây dựng chương trình đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo "
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp trong luận văn....
Với những xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới trong việc thiết kế, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo. Giải pháp được đưa vào trong luận văn với mục tiêu sau:
+ “Học tập kinh nghiệm của các trường tiên tiến trên thế giới và các trường đào tạo trong nước nhằm thiết kế xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo các chuyên ngành, bậc đào tạo trong trường đào tạo nhân lực dầu khí”. Nhằm nâng cao chất lượng nội dung chương trình đào tạo.
+ “Phân tích nhu cầu thực tiễn của sinh viên sau khi ra trường để nâng cao chất lượng thực tế”. Nhằm thu nhập những thông tin phản hồi làm cơ sở cải tiến phát triển hoàn thiện chương trình đào tạo.
+ “Kiểm định xây dựng chương trình mẫu cho một số chuyên ngành trong nhà trường”, nhằm thu thập những thông tin phản hồi làm cơ sở cải tiến phát triển hoàn thiện chương trình đào tạo.
+ “Kiểm định xây dựng chương trình mẫu cho một số chuyên ngành trong nhà trường” nhằm đào tạo ra những người lao động có chất lượng cao đáp ứng tốt với thực tế đòi hỏi, làm cơ sở để đưa ra các biện pháp quản lý chất lượng trong đào tạo
3.2.1.2. Cơ sở đưa ra giải pháp
+ Căn cứ nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ban hành ngày 2 tháng 11 năm 2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. “Phát triển chương trình đào tọ theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp ứng dụng. Bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình trong toàn hệ thống. Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp đảm bảo chất lượng và hệ thống kiểm định giáo dục đại học. Mở rộng quy mô đào tạo đạt tỷ lệ 200 sinh viên/vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó có khoảng 70-80% tổng số sinh viên theo các chương trình nghề nghiệp ứng dụng vào khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục đại học “ngoài công lập”.
Cơ cấu lại chương trình khung đảm bảo sự liên thông giữa các cấp học giải quyết tốt mối quan hệ về khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả đào tạo của từng môn học. Đổi mới nội dung đào tạo, gắn liên kết chặt chẽ
với thực tiễn nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nghệ nghiệp cho xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới, phát triển tiềm năng sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học.
+ Căn cứ vào phiếu thăm dò khảo sát cho thấy “số học sinh đăng ký nguyện vọng vào học các trường đào tạo nghề cho thấy rằng : 42% học sinh trực tiếp chọn nghề và cảm thấy tự tin với quyết định chọn ngành nghề của mình, 25% học sinh theo nghề của cha mẹ, 28% học sinh nghi nguyện vọng sau khi đã vượt qua sự quan tâm, can thiệp của phụ huynh (9,34 – 35).
+ Căn cứ nhu cầu nâng cao chất lượng thực tế của các ngành học bậc học của nhà trường và nhu cầu hội nhập thì việc tìm ra một giảp pháp thích hợp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo là rất cần thiết.
Hiện nay các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo là rất nhiều nhưng bên cạnh đó có những nhân tố ảnh hưởng tích cực và những nhân tố, ảnh hưởng chưa tích cực đã tạo ra những khoảng cách nhất định trong chất lượng đào tạo.
Do vậy việc đưa ra giải pháp thích hợp như việc ứng dụng phương pháp Dacum để xây dựng chương trình đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo là rất cần thiết. Để tiếp tục cải tiến và nâng cao hơn nữa chất lượng của chương trình đào tạo nhằm thu được hiệu quả đào tạo cao hơn nữa đáp ứng mục tiêu chất lượng đào tạo của nhà trường trước yêu cầu của xã hội và yêu cầu của ngành.
3.2.1.3. Nội dung chính của giái pháp.
Giải pháp được đưa ra nhằm hướng dẫn thực hiện phương pháp Dacum để: Thiết kế xây dựng chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo Trường đào tạo nhân lực dầu khí
3.2.1.4. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo hiện tại.
Điều 36 mục 1 điều C - Luật giáo dục đã được Quốc hội thông qua năm 2005 đã nêu “Bộ giáo dục và đào tạo quy định chương trình khung gồm có các nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bố thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản (Đại cương) và chuyên ngành, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường Đại học và trường Cao đẳng xác định chương trình giáo dục của chương trình.
Trên cơ sở đó Bộ giáo dục và Đào tạo đã quy định về chương trình khung cho mỗi ngành đào tạo cụ thể.
Chương trình khung = khung chương trình + Phần nội dung cứng (11.26,27)
Sau khi có chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành trên cơ sở đó các trường Đại học và trườmg Cao đẳng có thể sử dụng và bổ sung các học phần kiến thức giáo dục đại cương và phần kiến thức ngành vào toàn bộ khối kiến thức chuyên sâu.
Đối với các chương trình đào tạo của trường đào tạo nghề thì phần lớn các chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Vì vậy việc thiết kế xây dựng chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo còn rất hạn chế do sự kiểm soát rất chặt chẽ của Bộ giáo dục và đào tạo. Các chương trình đào tạo cho các bậc đào tạo nghề của nhà trường đang nảy sinh những khiếm khuyết cần phải khắc phục kịp thời. Đó là mâu thuẫn giữa lượng kiến thức cần được truyền đạt ngày một tăng nên với thời gian đào tạo không đổi, thậm chí còn phải giảm bớt mâu thuẫn giữa tính trừu tượng của các môn học với tính cụ thể của công việc kỹ năng nghề), nhiệm vụ và thực tiễn đòi hỏi. Các vấn đề này cần phải giải quyết ở đây là phải xây dựng cho bằng được một chương trình đào tạo hợp lý, vừa giải quyết triệt để những mâu thuẫn trên vừa đảm bảo được những nguyên nhân và yêu cầu cơ bản
trong việc xây dựng chương trình đào tạo, vừa phù hợp với thực tiễn đặt ra và đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo.
3.2.2.5. Quá trình thực hiện giải pháp
A. Các bước thực hiện giải pháp
1. Thành lập Ban/tiểu ban Dacum
1.1 Thành viên Dacum:
- Chuyên viên phòng đào tạo
- Các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu - Các giáo viên giỏi
- Những công nhân có kinh nghiệm
1.2 Sơ đồ tổ chức hoạt động của Ban/Tiểu ban Dacum
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban/Tiểu ban Dacum Người lao động - Công nhân làm việc