PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DẦU KHÍ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đào tạo nhân lực dầu khí (Trang 79 - 82)

- Đất đai, nhà cửa, vật kến trúc, phương tiện vận tải, truyền dẫn

2003 2004 2005 2006 Tổng số đầu sách hiện có tại thư viện 618 629 626

2.5 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DẦU KHÍ

ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DẦU KHÍ (1) Phân tích cơ hội:

- Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, tới nay trường đã có 3 cơ sở đào tạo và 2 chi nhánh đặt ở ba miền của tổ quốc, với một cơ sở hạ tầng vật chất khá khang trang, trang thiết bị đồng bộ.

- Tính đến năm 2007 nhà trường đã đào tạo được gần 50.000 lượt học viên với trên 75 chuyên ngành đáp ứng được cả yêu cầu về thượng nguồn và hạ nguồn cho ngành dầu khí. Cung cấp lực lượng lao động có tay nghề cao, làm chủ các thiết bị, công nghệ mới, tri thức mới.

- Nhà trường có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, năng động cùng với hệ thống chương trình đào tạo đa dạng, phong phú và có tính thực tiễn cao

- Khách hàng đa phần là những thành viên trong tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, có mối quan hệ khách hàng truyền thống gắn bó.

(2) Phân tích thách thức:

- Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế thế giới thời mở cửa và gia nhập WTO, sự nghiệp đào tạo của trường vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ nước ngoài có danh tiếng khắp cả thế giới.

- Đối thủ không chỉ là một mà là rất nhiều, họ không chỉ có thương hiệu mạnh mà còn có khả năng tài chính mạnh mẽ mà còn sở hữu trong tay những nhà quản lý, cán bộ giảng dạy tài ba, dày dạn kinh nghiệm

- Giá thành của dịch vụ luôn ở mức thấp vì bộ máy quản lý cũng như lực lượng lao động có trình độ và hiệu quả cao.

(3) Phân tích điểm mạnh

- Đội ngũ giáo viên năng động, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo ngành dầu khí. Trước đây gần như độc quyền trong dịch vụ này, chính vì vậy

đã đem lại được nhiều giá trị gia tăng đầu tư mở rộng quy mô và loại hình đào tạo.

- Nhà trường thực hiện việc đa dạng hoá dịch vụ đào tạo, thậm trí còn nghiên cứu và thiết kế các khoá học mới theo đơn đặt hàng đã được đánh giá rất cao - Có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam về vấn đề tài chính để đầu tư nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho đào tạo để ngày một nâng cao chất lượng của quá trình đào tạo

(4) Điểm yếu:

- Dù đã rất quan tâm xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở, song tốc độ công việc này vẫn còn chậm hơn so với nhu cầu và quy mô của hoạt động đào tạo - Tốc độ triển khai các dự án XDCB còn chậm, công tác quản lý XDCB chưa theo kịp với yêu cầu.

- Chưa ứng dụng phương pháp DACUM trong việc thiết kế xây dựng chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của chương trình đào tạo

- Chưa thấy rõ và đưa vào áp dụng SIAC và PIAC trong mối quan hệ và tư vấn trường ngành để đào tạo được đội ngũ CNKT có tay nghề cao thích ứng nhanh với các công việc của các nhà tuyển dụng khi ra trường, chuyển dịch từ cung sang đáp ứng cầu thị trường.

Bảng tổng hợp phân tích SWOT về chất lượng hoạt động đào tạo

Môi trường bên ngoài

Môi trường bên trong

Opportunities: (Cơ hội) O1: Gia nhập thị trường sớm O2: Có thương hiệu khá nổi tiếng

O3: Hạ tầng cơ sở đầy đủ và đồng bộ

O3: Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo CNKT cho ngành dầu khí

O4: Có hệ thống chương trình đào tạo đa dạng, phong phú O5: Đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm, năng động, thích ứng tốt với môi trường cạnh tranh

O6: Khách hàng truyền thống là những thành viên trong cùng tập đoàn dầu khí Việt Nam

Threats: (Nguy cơ)

T1: Các đối thủ có thương hiệu nổi tiếng tầm thế giới

T2: Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh vì nước ta gia nhập WTO

T3: Đối thủ có tài chính mạnh, kinh nghiệm hoạt động đào tạo có tầm quốc tế

T4. Đối thủ hạ giá thành do bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả. T5: Đối thủ dày dạn trong hoạt động marketing dịch vụ lôi kéo khách hàng về họ

Strengths (Điểm mạnh) S1: Đội ngũ giáo viên năng động có nhiều kinh nghiệm và chuyên nghiệp

S2: Dịch vụ đào tạo đa dạng S3: Được hỗ trợ tài chính rất mạnh của tập đoàn để đầu tư cho hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật

S/O.

Mở rộng quy mô đào tạo, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường.

S/T.

Tận dụng điểm mạnh, phát huy thế mạnh làm giảm thiểu nguy cơ. Vượt qua được ngưỡng cạnh tranh khốc liệt này sẽ tạo được sức mạnh nội lực thật sự, đưa trường đào tạo ngày càng phát triển hội nhập tốt hơn

Weaknesses (Điểm yếu) W1: Tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng chậm hơn so với quy mô và nhu cầu của đào tạo

W2. Tốc độ triển khai các dự án XDCB còn chậm, công tác quản lý còn yếu.

W3. Chưa ứng dụng DACUM vào việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo W4. Chưa ứng dụng SIAC và PIAC trong mối quan hệ và tư vấn trường ngành

W/O.

Khắc phục các nhược điểm, phát huy tối đa các cơ hội

Qua bảng tổng hợp phân tích SWOT về chất lượng dịch vụ đào tao tại Trường đào tạo nhân lực dầu khí đã thể hiện rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm phát huy thế mạnh, cơ hội và khắc phục các nhược điểm đẩy lùi nguy cơ. Từng bước tháo gỡ những khó khăn, nâng cao chất lượng đào tạo vị thế cạnh tranh trong thời hội nhập thông qua các kế hoạch dài hạn như sau:

+ Hiện trường đào tạo nhân lực dầu khí đang có đề án nâng cấp thành " Trường cao đẳng dầu khí", lúc đề án được phê duyệt thì việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo được giải quyết rốt ráo. Hành lang pháp lý sẽ thông thoáng hơn, môi trường và lĩnh vực đào tạo rộng mở hơn.

+ Cần ưu tiên và hoàn thành dứt điểm việc xây dựng hồ bơi liên kết với hệ thống cần trục nâng hạ mô hình HUET cho khoa an toàn-môi truờng.

+ Ứng dụng phương pháp Dacum để xây dựng chương trình đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đào tạo nhân lực dầu khí (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)