- Hội thảo khoa học về các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đại học
b) Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác tổ chức trong ngành xây dựng cơ bản
1.5 Kết luận chương
Bước vào thế kỷ 21 nền giáo dục Việt Nam gặp phải những thách thức to lớn, phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phải đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của từng khu vực, từng đại phương, từng ngành, trình độ phát triển trong mỗi giai đoạn cụ thể. Đồng thời, bản thân nền giáo dục đại học phải phát triển để hội nhập với nền giáo dục đại học của khu vực và quốc tế. [30,5-6]
Trong thực tế, nhằm chấn chỉnh lỏng lẻo trong quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đào tạo thì phải quản lý tốt tất cả các giai đoạn đầu tư.
Vấn đề đặt ra cho các trường, các nhà quản lý giáo dục phải tìm ra các hướng và các biện pháp tiếp cận phù hợp trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng trong giáo dục đại học tuy rất quan trọng trong cơ chế thị trường hội nhập và phát triển. Một trong những biện pháp tiếp cận đó là nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo đại học ở các nước có nền giáo dục phát triển để đưa ra những quan điểm giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học nước ta.
Thực chất của việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo liên quan rất nhiều đến các yếu tố mà trong chương 2 sẽ phân tích và đánh giá trong phạm vi của một trường đào tạo nó đòi hỏi phải đáp ứng được tính phù hợp trong điều kiện thực tế của từng trường đào tạo.
Luận văn lấy việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực tiễn các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại Trường đào tạo nhân lực Dầu Khí chiếu theo những vấn đề đã nêu ra ở các phần trên làm mục đích nghiên cứu. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Trường đào tạo nhân lực dầu khí.
CHƯƠNG 2