Quan niệm tình yêu trong sự đối lập với hôn nhân

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu và gia đình trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 32 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Quan niệm tình yêu trong sự đối lập với hôn nhân

Vấn đề chống lễ giáo phong kiến, đòi giải phóng con ngời cá nhân đã đ- ợc đặt ra trong văn học Việt Nam trung đại, nhng tất cả đều bế tắc và bất lực tr- ớc những quy phạm nghiệt ngã của xã hội phong kiến vốn đã tồn tại ngàn năm. Mặc dù bị thất bại nhng ở họ đều có một tiếng nói chung là đã vạch trần và tố cáo đợc chế độ đó. Chẳng hạn, thơ Hồ Xuân Hơng, Truyện Kiều... Đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, vấn đề chống lễ giáo phong kiến mới thực sự bùng nổ công khai mạnh mẽ trên nhiều phơng diện của đời sống. Đòi tự do yêu đơng, tự do kết hôn, đòi giải phóng con ngời cá nhân cá thể ra khỏi mọi ràng buộc vô lý,

khẳng định vị thế con ngời cá nhân (nhất là ngời phụ nữ) trong gia đình cũng nh ngoài xã hội. Trong đó, vấn đề tình yêu và hôn nhân tự do đợc các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn quan tâm thể hiện.

Trong một số tác phẩm viết về đề tài tình yêu hôn nhân và gia đình, các nhà văn Tự lực văn đoàn dơng cao ngọn cờ nhân văn, đấu tranh đòi giải phóng cho con ngời ra khỏi đại gia đình phong kiến và bảo vệ hạnh phúc kiểu mới. Họ quan niệm tình yêu không gắn liền với hôn nhân. Họ “xem ái tình là một sự đuổi bắt, khám phá của hai tâm hồn, hai thế giới riêng tây, xa lạ. Và tất cả cái thú vị của tình yêu là trò chơi ú tim. Khi chàng và nàng đuổi bắt đợc nhau, nghĩa là hôn nhân bắt đầu thì tình yêu kết thúc” [26, 250].

Hồn bớm mơ tiên là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Khái Hng và cũng là

tác phẩm đầu tiên của Tự lực văn đoàn ở thời kì đầu. Với cốt truyện giản dị, những sự kiện đợc sắp xếp theo diễn tiến êm đềm nhng âm ỷ trong đó một khát khao tình yêu cháy bỏng. Một tình yêu cao cả không gợn chút nhục dục, tinh tế, nhẹ nhàng. Tác giả đã khai thác một cách có chiều sâu vào thế giới bên trong của nhân vật để chỉ ra những cái éo le, phức tạp của đời sống tinh thần trong con ngời, đối lập với thực tại xã hội.

Hồn bớm mơ tiên là một câu chuyện tình yêu lãng mạn của đôi nam nữ

thanh niên Ngọc - Lan diễn ra trong ngôi đền thiêng liêng của tôn giáo. Tôn giáo đã trở thành rào cản ngăn giữa Ngọc và Lan. Họ không thể tiến tới hôn nhân vì những yếu tố khách quan. ở đây, Khái Hng đã lấy môi trờng tôn giáo để biểu hiện tình yêu. Vấn đề này đã đợc các nhà tiểu thuyết phơng Tây khai thác qua nhiều thế kỷ. Phần lớn các tác giả miêu tả sự đối lập giữa tình yêu tự do và khoái cảm hạnh phúc của đời thờng với sự hà khắc của giáo lý tôn giáo. Sự phát triển của con ngời về mặt tự nhiên lẫn thể xác không phù hợp với nguyên tắc của tôn giáo. Hạnh phúc trong tình yêu là ở giữa cuộc đời trần tục này, trong những đắm say cụ thể. Hạnh phúc trong tôn giáo là ớc hẹn xa xôi nơi thiên đờng ảo mộng. Tình yêu đòi hỏi sự giải phóng bản ngã và là biểu hiện

màu sắc tinh tế của mỗi cá nhân trong trách nhiệm với chính bản thân mình. Tôn giáo biến bản ngã thành lệ thuộc, thụ động trớc những uy tín của thần thánh. Tôn giáo xem sự hạn chế gò ép và hành hạ thể xác là để thanh thoát và giải phóng cho tinh thần. Tôn giáo xem thể xác là nơi chứa đựng mọi “xú khí” dơ bẩn, là phần tồn tại tạm bợ rồi sẽ tan biến h vô. Chỉ có tâm hồn mới thật sự thanh cao với tinh thần “hỷ xả”, tinh khiết và tồn tại trờng tồn trong cõi vĩnh hằng. Những mặt khác biệt và mâu thuẫn ấy trong mỗi con ngời luôn có khả năng bung ra hoặc dồn nén lại những khi có điều kiện.

Hồn bớm mơ tiên không đặt ra vấn đề mâu thuẫn cái mới - cũ, mẹ chồng

- nàng dâu mà tác phẩm đã đặt ra vấn đề tình yêu hạnh phúc của cá nhân. Điều đáng nói ở đây là sự xung đột giữa tình yêu và hôn nhân mang tính xã hội sâu sắc.

Câu chuyện mở đầu là sự truy tìm giữa h và thực, giữa thế giới thực tại và thế giới siêu hình. Lan là con nhà dòng dõi, đợc học hành. Thầy học là thầy mộ đạo Phật nên cô cũng đem lòng yêu mến cái “đạo rất dịu dàng và êm ái kia”. Vì hoàn cảnh ép buộc nên Lan đã tìm đến chùa Long Giáng để nơng thân, là cô gái trẻ đẹp nhng phải sống cuộc sống của kẻ tu hành. ở Lan có tính cách chân thực, có sự đấu tranh t tởng giữa một bên là tình yêu và bên kia là đức Phật tổ. Đó là hai mãnh lực tình yêu và tôn giáo luôn đan xen, tồn tại và giao tranh trong con ngời cô. Tình cờ gặp nhau ở chùa Long Giáng, Ngọc biết Lan là gái giả trai nh- ng ngay từ giây phút đầu tiên giáp mặt ấy, Ngọc đã đem lòng yêu thơng chú tiểu Lan. Đến với tình yêu, Lan sung sớng và đúng nh bản chất cũng nh mong muốn của lòng mình nhng rồi Lan lại cảm thấy có tội với đức Phật tổ, và lời hứa của một ngời đã quả quyết dứt bỏ cuộc sống trần tục để bớc vào một thế giới vô ảnh.

Lan ý thức rất rõ kết cục tình yêu của cô và Ngọc sẽ chẳng bao giờ tiến tới hôn nhân vì rào cản của tôn giáo. Đã không ít lần Lan tự dối lòng mình và xem ái tình là chuyện nhỏ nhen, tầm thờng dễ gạt bỏ nhng “chính ái tình nó lại

to tát, nó đầy rẫy, nó chứa khắp linh hồn Lan, từ câu nói, dáng đi, điệu nhìn, giọng cời, ý nghĩ đều là hình ảnh của ái tình” [88]. Và rồi “Nhng con ngời ta bao giờ cũng thế. Bao giờ cũng nghĩ trái với sự thật. Một ngời hay do dự, luôn nghĩ tới quả quyết, hoặc nói mình phải quả quyết; ngời rút rát sợ ma, đêm đi đ- ờng vắng một mình thờng hay huýt sáo làm ra bộ mạnh bạo lắm, nhng kỳ thực trong lòng lo sợ, chân tay run lẩy bẩy. Lan cũng vậy, luôn mồm nói phải quên nhng đó chỉ là triệu chứng của sự nhớ” [88].

Tình yêu giữa Ngọc và Lan thực chất là một sự đối lập giữa tình yêu và hôn nhân. Nếu con ngời của Lan đã hoàn toàn thuộc về thế giới của tôn giáo, không còn chút gì vớng bận với chuyện tình yêu nam nữ thì cuộc tìm kiếm của Ngọc sẽ là vô vọng. Nhng chính sự tìm kếm không mệt mỏi của Ngọc đã thức dậy ở Lan một tình yêu mà Lan không hề nghĩ tới, mặc dù nhiều khi cô đã cố gắng xa lánh hay chôn vùi trong sự trốn chạy, quên lãng. Nh vậy, rõ ràng có một cuộc xung đột đang diễn ra rất căng thẳng trong con ngời Lan, nó đối chọi và công kích nhau, một bên là từ bỏ tình yêu trong sáng của Ngọc và một bên là chối bỏ lòng tôn sùng Phật tổ. Lan không thể không yêu bởi cô cũng là con ng- ời. Dù có muôn xa lánh cõi phàm tục, dứt bỏ trần duyên, song cái bản tính của con ngời trong một lúc dễ mà bị xoá đợc, cái bản tính ấy là tình, là ái tình: “Hạnh phúc của chúng ta chỉ là ái tình. Đó là ... A di đà phật! Đó là Nát - bàn của chúng ta”.

Trong ý thức của ngời con gái đó cũng chỉ có tình yêu, chỉ có tình yêu mới đem lại hạnh phúc cho con ngời nhng rồi Lan lỡng lự giữa tình yêu và tội lỗi cho nên có lúc Lan tự dối lòng mình và xem ái tình là chuyện nhỏ nhen, tầm thờng. ở Lan, cái gì nó cũng bằng lặng, không xáo động, không có những cảnh phản kháng quyết liệt mà tất cả chỉ diễn ra âm thầm trong tâm hồn cô. Một tâm hồn trong trẻo luôn tự đấu tranh với lòng mình để giữ lấy sự thanh bạch. Những đợt sóng tình yêu có xô đẩy mạnh mẽ đến đâu cũng phải dừng lại ở giới hạn đã định sẵn. Nhân vật Lan là hiện thân của tình yêu tự do không ràng buộc bởi hôn

nhân gia đình, yêu nhng không cần phải ở bên nhau, một tình yêu trong lý tởng, trong tinh thần mang đầy màu sắc lãng mạn, đối lập với thực tại phũ phàng của cuộc đời.

Quan điểm của Khái Hng rất rõ ràng và nhất quán. Ông đã đa ra vấn đề mới mẻ là đối lập tình yêu với hôn nhân thông qua ngôn ngữ và hành động của Ngọc: “Gia đình! Tôi không có gia đình nữa. Đại gia đình của tôi nay là nhân loại, là vũ trụ mà tiểu gia đình là hai linh hồn của đôi ta ẩn núp đ… ới bóng từ bi Phật tổ” [59]. Quan niệm này thời bấy giờ đợc coi là quan niệm có tính chất nhân văn, chống lại hôn nhân phong kiến ép buộc. Mặt khác, bản thân tình yêu giữa Ngọc và Lan đã mang tính phản phong sâu sắc.

Tình yêu của Ngọc và Lan là một tình yêu lãng mạn. Tuy rằng tình yêu ấy không đi đến kết quả cụ thể nào nhng dù sao cũng chứng minh rằng, họ đã chủ động trong địa hạt tình cảm và tuân theo tiếng gọi của trái tim. ái tình đã thắng vì ái tình là “bản tính của con ngời”, chỉ có ái tình mới đem lại hạnh phúc. Trong tình yêu, sự quyện hoà tạo nên khoái cảm thân xác là hạnh phúc đôi lứa. Khái Hng đã khẳng định hạnh phúc thực sự của tình yêu đôi lứa, đó là niềm vui, quyền đợc sống, quyền đợc yêu của con ngời. Khái Hng cũng đã chỉ ra sự khao khát của con ngời muốn hởng hạnh phúc mà tạo hoá ban tặng cho mỗi ngời. Những đạo lý khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến, những ràng buộc của những tập tục lạc hậu lâu đời đã đến lúc cần đợc phê phán để giải toả cho quyền sống, cho tinh thần và tự do của mỗi ngời.

Viết Hồn bớm mơ tiên, Khái Hng không có ý đả phá phật giáo mà trái lại, ông có ý dung hoà giữa ái tình và đạo phật. Họ cha vợt đợc những ràng buộc của lễ nghi cho dù đó là định kiến xã hội, những phong tục tập quán, những nghi thức tôn giáo. Cái mâu thuẫn ấy cuối cùng cũng đợc giải quyết bằng một tình yêu lý tởng nhuốm đầy màu sắc lãng mạn “một ái tình bất vong bất diệt, ẩn núp dới bóng từ bi Phật tổ” [59].

Hồn bớm mơ tiên là một cuốn sách tình mở đầu, tình yêu lãng mạn của

đôi trai gái chỉ đợc toại nguyện trong tâm hồn, trong lý tởng và không đợc thực hiện trong cuộc đời thực. Rồi đây với những tác phẩm tiếp theo, “Khuôn khổ đạo đức của đại gia đình phong kiến sẽ bị rạn nứt phá vỡ, sự giải phóng bản ngã sẽ mạnh mẽ hơn, cá nhân không còn cam chịu mà sẽ chủ động trong cuộc sống và tình yêu” [77, 65].

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu và gia đình trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 32 - 37)