Kiểu nhân vật tợng trng cho lễ giáo phong kiến

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu và gia đình trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 99 - 102)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Kiểu nhân vật tợng trng cho lễ giáo phong kiến

Nói đến nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, điều đầu tiên ta không thể không nói đến là thế lực kìm hãm, bảo thủ trong các đại gia đình phong kiến. Các nhân vật bà án, bà Tuần, bà Phủ, ông Huyện... Đó là những Ông bố, bà mẹ chồng, mẹ ghẻ mang trong mình tập tục cố hữu cổ xa, là những ngời đã bị chế độ phong kiến khống chế, trở thành những tay sai đắc lực của thế lực xã hội vào buổi suy tàn. Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã thành công khi miêu tả những nhân vật phản diện đại diện cho lễ giáo phong kiến. Gợi đợc ở ngời đọc sự căm phẫn không chỉ đối với một con ngời cụ thể, mà đối với cả một nền luân lý lễ giáo phong kiến vốn đã đợc vun đắp và đợc duy trì chắc chắn nhờ những lực lợng thủ cựu đó.

Kiểu nhân vật tợng trng cho lễ giáo phong kiến đợc các nhà văn khắc hoạ rất rõ nét. Dờng nh quá am hiểu đặc trng của xã hội phong kiến nên họ đã xây dựng những hình tợng rất điển hình cho xã hội đó. “Thế hệ già” đó là những bà mẹ chồng, mẹ ghẻ, đại diện cho những hủ tục phong kiến bảo thủ. Đặc điểm của những nhân vật này là chuyên quyền, ích kỷ, độc ác, dùng quyền uy gia đình để hành hạ những ngời thân. Tuy nhiên, những nhân vật này không đa dạng và có bề dày. Nhân vật thờng đợc khai thác trong phạm vi gia đình và chủ yếu trong quan hệ với những ngời thân. Dù vậy, các nhân vật này thực hiện chức năng rất cần thiết cho cấu trúc chung của câu chuyện.

Chẳng hạn, ta bắt gặp bà Phán Trinh trong Thoát ly, là vợ lẽ, cầm quyền trong gia đình. Một ngời dì ghẻ thâm độc, gian ác, nham hiểm, quỷ quyệt, giả nhân giả nghĩa. Lúc thì bà “bù lu bù loa”, lúc thì “ngọt nh mía lùi”, tất cả không ngoài mục đích hành hạ con chồng. Lại có lúc bà khuyên chồng đừng nên khắc nghiệt với con nhng thực chất là xúi chồng hành hạ con riêng. Bà tìm mọi thủ đoạn để hành hạ, chèn ép và bóp nghẹt Hồng, làm cho nàng sống trong tủi hổ, cay cực.

Trong Thoát ly, Khái Hng đã xây dựng nên một bà mẹ ghẻ độc ác vô nhân tính thì ta lại bắt gặp bà án trong Gia đình là một ngời đàn bà hám danh

vị đến mất cả lơng tâm và bổn phận làm mẹ của mình. Bà “hết khen tài làm việc của anh huyện lại khen đến học vẫn uyên bác của anh cả để vừa lòng hai cô con gái mà bà biết vẫn ghen ghét nhau” nhng thực chất là bà khinh, trọng ra mặt. Và lòng ghen ghét ấy chẳng những bà không ngăn cấm mà bà còn lợi dụng nữa. Nga khuyên đợc chồng đi học để ra làm quan, bà cho là kết quả của sự ghen ghét và sự ghen ghét ấy có đợc là nhờ tài khôn khéo của bà đã biết gây ra, đã biết nuôi nó Chính bà là trung tâm của mọi mâu thuẫn trong đại gia đình, đẩy… gia đình tới bờ vực của sự rạn nứt và sụp đổ. Đó cũng là nguyên nhân làm cho mô hình gia đình truyền thống không có chỗ bám víu và đi đến sụp đổ.

Ta còn bắt gặp một loạt hình ảnh khác nữa nh: Bà án ba trong Thừa tự cũng thuộc loại ngời gian ngoan, bủn xỉn, mê tín, hợm hĩnh. Gia đình giàu có nhng trở thành bi kịch bởi lòng tham, đố kỵ, dành giật, tranh nhau chiếm đoạt đất đai để tham lợi. Bà án trong Nửa chừng xuân, bà Phán trong Đoạn tuyệt là những bà mẹ chồng thể hiện mẫu ngời có đầu óc phong kiến, thiếu tính ngời, không có lòng nhân ái độ lợng. Điển hình cho t tởng “Trọng nam khinh nữ”, “Môn đăng hộ đối”, “Nối dõi tông đờng” mà xã hội phong kiến đã áp đặt cho con ngời ta. Bà Phán trong Lạnh lùng là một bà mẹ chồng khôn khéo đến gian ngoan, nhẹ nhàng nhng nghiêm khắc, chặt chẽ trong việc giữ chân con dâu, dùng danh tiếng và cả cuộc đời son trẻ trong cảnh lạnh lùng của con dâu để giữ tiếng thơm cho gia đình mình...

Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã khắc hoạ bức tranh sống động, chân thực trong cái thế giới về gia đình phong kiến nhằm phơi bày cái xấu xa, lạc hậu, lên án đầu óc ích kỷ, vụ lợi, cậy quyền thế của những bà mẹ chồng, những ngời dì ghẻ để hãm hại, chà đạp tình yêu ngay chính ngời thân trong gia đình của mình.

Trơng Chính trong bài “Trở lại với các cuốn tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn” đã viết: “Bà án (Nửa chừng xuân), bà Phán (Thoát ly), Bà án Ba

(Thừa tự), bà án (Gia đình) hoàn cảnh mỗi ngời mỗi khác, nhng đều là những

ngời đàn bà điển hình của giai cấp phong kiến và tiểu t sản của xã hội Việt Nam buổi ấy. Họ nhỏ nhen, giả dối, ghen tỵ nhau, chèn ép nhau, làm cho nhau đau khổ một cách vô ích. Họ gây ra trong gia đình nhiều bi kịch, nhng họ lại làm cho ngời khác thấy họ hiền lành, phúc hậu” [31, 514].

Tóm lại, xây dựng kiểu nhân vật đại diện cho lễ giáo phong kiến, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã thành công trong việc làm nổi bật đặc trng của những ngời mang trong mình dòng máu phong kiến bảo thủ, thiên trọng tập quán và tôn sùng hủ tục. Mà để làm nổi bật những đặc trng đó, các nhà tiểu thuyết đã xây dựng những hình mẫu với những cá tính riêng, độc đáo, làm cho ngời đọc phần nào cảm nhận đợc bộ mặt thật của những ngời mẹ ghẻ, mẹ chồng trong đại gia đình phong kiến thời bấy giờ.

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu và gia đình trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w