0
Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Kiểu nhân vật tợng trng cho cái mới

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (Trang 96 -99 )

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Kiểu nhân vật tợng trng cho cái mới

Nói đến tiểu thuyết là nói đến nhân vật. Các tác giả nh hoà vào từng nhân vật và thế giới riêng của nó, kể về nhân vật bằng ngôn ngữ riêng của nó, bằng tiết tấu của chính nó. Nói nh nhà văn xô viết Antônôv, ngời viết tiểu thuyết d- ờng nh “trao ngòi bút cho nhân vật, để nhân vật tự viết lấy với giọng điệu riêng của nó” [34, 80].

Trớc tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh cũng đã có những bớc đầu thành công trong việc xây dựng nhân vật, qua nhân

vật mà bộc lộ đề tài, chủ đề, t tởng tác phẩm. Nhng nhân vật của họ còn mang hình thức sơ lợc, công thức, lối thuyết minh đạo đức truyền thống. Điều đó cũng dễ hiểu bởi họ bị chi phối ý thức hệ của lịch sử. Chính vì vậy, kiểu nhân vật họ xây dựng có phần đơn điệu, cha có cá tính nổi bật. Đến tiểu thuyết Tự lực văn

đoàn, Nhân vật đợc xây dựng có phần hiện thực, sinh động hơn với những đặc

điểm nổi bật về cá tính riêng biệt.

Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã thành công trong việc xây dựng nhân vật (đặc biệt là nhân vật nữ), có ý thức xem nhân vật là trung tâm của tác phẩm. Bên cạnh đó, nhờ có một vốn sống nhất định, đặc biệt là vốn sống về con ngời và môi trờng t sản, tiểu t sản, phong kiến, nên họ biết quan sát và đi sâu vào miêu tả hành động cũng nh quá trình diễn biến tâm lí nhân vật. Họ chú trọng đến đời sống nội tâm nhân vật nên nhân vật hiện lên trong tác phẩm rất có hồn. Lời nói, cử chỉ, dáng điệu của nhân vật đợc tác giả nhận xét một cách tỉ mỉ và mô tả một cách sinh động, khắc hoạ rõ nét từng mẫu ngời nhất định. Nổi bật nhất là “lớp ngời mới”, nam nữ thanh niên trí thức - mẫu ngời lý tởng của trật tự xã hội t sản.

Thế hệ trẻ là những “chàng trai, cô gái mới” giàu hoài bão và ớc mơ, đợc hấp thụ một nền văn minh Âu Tây - lớp ngời mới - con đẻ của xã hội t sản, chủ yếu đợc thể hiện trong quan hệ tình cảm nam nữ, khát khao tự do trong tình yêu và cuộc sống gia đình, yêu thích cái mới và khẳng định cái tôi cá nhân. Trong đó, nhân vật nữ đợc các nhà văn tập trung miêu tả. Họ là những cô gái trẻ đẹp, ít nhiều đều có trình độ, có học vấn, có hiểu biết (nhng họ thờng gặp những ông chồng độc ác, dốt nát và nhu nhợc). Họ đều là những học sinh, sinh viên trờng t, cao đẳng nhng do chế độ cổ hủ khắt khe của xã hội phong kiến buộc họ phải nghỉ học giữa chừng và lâm vào những hoàn cảnh bi đát. Đứng trớc tình trạng bó buộc của lễ giáo phong kiến, các nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn hoặc là chấp nhận thực tại hoặc là phủ nhận thực tại đó. Phần đông trong số họ đã đứng dậy đấu tranh cho quyền sống, quyền tự do cá nhân và một số ngời

cũng mang trong mình một mầm bệnh của chủ nghĩa cá nhân chờ cơ hội phát triển.

Dù đấu tranh trong t tởng hay bằng hành động thì họ vẫn tìm cho mình một con đờng đấu tranh riêng. Họ là một lớp thanh niên trong lòng chứa đầy nhiệt huyết và ớc mơ hoài bão, đó là: Lộc (Nửa chừng xuân) là tham tá, Minh

(Gánh hàng hoa) là nhà báo, Chơng (Đời ma gió) là giáo viên trờng t thục,

Loan (Đoạn tuyệt), Hồng (Thoát ly), Tuyết (Đời ma gió) là sinh viên, Nhung

(Lạnh lùng), Mai (Nửa chừng xuân), Lan (Hồn bớm mơ tiên), Hiền (Trống

mái), Liên (Gánh hàng hoa)... Tất cả họ đều là những thanh niên mới lớn đợc

học tập và đã tiếp thu một nền giáo dục Tây Âu từ nhỏ, đợc tắm mình trong không khí của thời đại mới nên ở họ, ý thức về cái tôi cá nhân bản thể của mình rất lớn. Họ đã góp tiếng nói chung trong công cuộc đấu tranh chống lại những giáo điều cũ kỹ, tự giải phóng mình.

Có ngời đã tìm đến tự do trong tình yêu lý tởng nh Lan - Ngọc (Hồn bớm

mơ tiên), Mai - Lộc (Nửa chừng xuân), có nhân vật vì không chịu nổi cuộc

sống bó buộc trong gia đình nhà chồng, với mẹ chồng, em chồng và chồng, đã đứng dậy để tự đấu tranh giải phóng mình thoát khỏi chốn tù đày của gia đình chồng nh Loan (Đoạn tuyệt). Cũng có những nhân vật hy sinh ái tình riêng để có cuộc sống hạnh phúc nh Mai (Nửa chừng xuân). Tự mình tìm cách thoát ly khỏi gia đình mà ông bố là một ngời nhu nhợc, mẹ ghẻ chuyên quyền, bạc đãi để rồi chết trong tự do nh Hồng (Thoát ly). Có nhân vật chỉ vì danh tiếng hão mà phải thủ tiết hết đời với “Tiết hạnh khả phong” nh Nhung (Lạnh lùng). Hay Liên (Gánh hàng hoa) là hiện thân của tình yêu, thuỷ chung và đặc biệt là lòng nhẫn nại, vị tha... Tất cả họ đã tạo nên một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, với nhiều cách biểu hiện khác nhau, mang những sắc thái khác nhau. Họ đã đứng dậy đấu tranh không phải chỉ để giải phóng cho cá nhân mình mà sự đấu tranh của họ còn mang tầm khái quát rộng lớn hơn đó là giải phóng cho giới nữ của mình.

Dù cách thức đấu tranh không giống nhau nhng họ lại giống nhau ở một điểm là khẳng định cái “Tôi” bản ngã của mình, khẳng định nhân phẩm cũng nh vị trí của mình trong cuộc sống gia đình, ngoài xã hội. Họ đấu tranh cho tình yêu hôn nhân tự do cũng nh cuộc sống gia đình. Đó cũng chính là những t tởng mà các nhà văn tiểu Tự lực văn đoàn thể hiện ở nhân vật “lớp mới” của mình.

Trớc khi tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời, ngời phụ nữ trong văn học trớc đó cha có tiếng nói riêng. Chế độ “Trọng nam khinh nữ” đã không thừa nhận ngời phụ nữ nh Nguyễn Du đã từng kêu lên trong Truyện Kiều: “Đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”, Hồ Xuân Hơng cũng đã từng “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” nhng rồi cũng đành phải chấp nhận thực tại đó. Đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, vấn đề vị thế trong gia đình và ngoài xã hội của ngời phụ nữ đã có một sự thay đổi lớn. Họ lớn tiếng về quyền lựa chọn tình yêu, tự do yêu đơng và chủ động trong chuyện kết hôn. Họ chủ trơng xây dựng hạnh phúc gia đình bằng tình yêu đôi lứa với hôn nhân không có sự ép buộc. Họ không câm lặng nữa mà ý thức của họ đã đợc thức tỉnh. Họ không ngồi im để nhìn những cái vô lý của chế độ xã hội chà đạp lên con ngời mình, lên cuộc đời mình. Họ cất tiếng nói của mình mặc dù tiếng nói của họ còn yếu ớt. Song chính họ đã tự giải phóng cho mình khỏi xiềng xích vốn mục nát của xã hội phong kiến.

Các tác giả đã ca ngợi tinh thần tự chủ, tự lập, đề cao phẩm cách ngời phụ nữ trong sinh hoạt gia đình và xã hội, tôn trọng đời sống riêng t, tình cảm cá nhân, lòng vị tha và nhân ái. “Thanh niên bây giờ đã hấp thụ một nền văn minh mới, đã tiêm nhiễm t tởng nhân đạo, trọng tự do cá nhân, không thể sống trong gia đình cũ với những điều kiện cũ, không chịu những nỗi áp bức chuyên chế của Khổng giáo đợc. Họ có can đảm đối mặt với kẻ thù, can đảm khinh xuất những ác tập trởng giả, can đảm hy sinh an nhàn cho lý tởng và can đảm chịu đựng những gian lao trong khi đi tìm lý tởng” [30, 299].

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (Trang 96 -99 )

×