Hạnh phúc gia đình gắn với chủ trơng giải phóng phụ nữ goá bụa ra khỏ

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu và gia đình trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 68 - 72)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.4.Hạnh phúc gia đình gắn với chủ trơng giải phóng phụ nữ goá bụa ra khỏ

bụa ra khỏi sự ngăn cấm của đạo đức phong kiến giả dối

Quan niệm của lễ giáo phong kiến về ứng xử ngoài xã hôị và trong gia đình theo những quy chuẩn đã đợc định sẵn. ứng xử của ngời phụ nữ trong gia đình là “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Quan niệm thủ tiết đó đã giam hãm, chôn vùi không bao nhiêu cô gái đang độ tuổi thanh xuân trong cảnh cô lẻ goá chồng suốt cả cuộc đời. Tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh đã phê phán, đả phá lễ giáo phong kiến và gia đình phong kiến, đề cao vấn đề giải phóng ngời phụ nữ goá bụa ra khỏi những quan niệm tiết trinh, thủ tiết thờ chồng.

Đạo đức lễ giáo phong kiến Khổng - Mạnh với nhiều biểu hiện nghiêm khắc chi phối đến nhiều mặt trong đời sống, nhất là đối với phụ nữ. Từ lúc lớn lên lấy chồng theo nguyên tắc phong kiến cũ “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, về nhà chồng nhiều lúc biến thành nô tỳ, không may chồng chết thờng phải ở vậy thờ chồng mà không đợc tái giá. Nếu ngời goá phụ ở tuổi đôi mơi ngoài điều bất hạnh phải chịu đựng trong cảnh ngời mất ngời còn, còn phải kéo dài cuộc đời trong cảnh cô đơn quạnh quẽ qua hàng chục năm trời. Họ phải hy sinh tuổi xuân, nén lại tình cảm, những ham muốn yêu đơng trong tình cảnh cô đơn lạnh lùng.

Lạnh lùng là cuốn tiểu thuyết duy nhất của Nhất Linh và của Tự lực văn

đoàn viết về vấn đề này. Nạn nhân ở đây là Nhung - ngời đàn bà trẻ đẹp, có con

nhỏ đã phải sống trong cảnh “mồ côi” chồng. “Chồng nàng - ngời chồng mà nàng chỉ kính chứ không yêu mất đi đã gần 3 năm - đến nay không còn để lại cho nàng một chút nhớ thơng gì, mà chỉ để lại cho nàng cái d vị chua chát của một quãng đời ân ái cha thoả mãn” [13]. Chỉ vì những cái h danh không đâu mà Nhung đã suốt một đời bị chôn vùi trong cảnh đời hiu quạnh trong nhà chồng, không đợc hởng chút niềm vui nhỏ bé riêng t về hơi ấm hạnh phúc gia đình. Quan điểm nhân đạo đòi đợc tự do trong hôn nhân, quyền xây dựng lại hạnh phúc của một ngời phụ nữ bất hạnh, về luân thờng đạo lý phải mang ý nghĩa xác định. Khi luân thờng đạo lý đẩy con ngời đến chỗ đau khổ, khốn cùng thì cũng phải vợt lên trên nó để mong có một sự giải thoát.

Tác giả đã khéo léo khi kéo nhân vật sang một hớng đi khác, ngợc với cái cảnh đời mà Nhung đang phải chịu để mong một lần cô có đủ sự tự tin, có thêm dũng cảm thoát khỏi vòng kiềm toả nề nếp gia phong gia đình nhà chồng khi tác giả tạo ra cuộc tình vụng trộm giữa Nhung và Nghĩa. Kể từ hôm bắt gặp Nghĩa trộm nhìn mình say đắm, Nhung “nhận thấy đời mình đơng sống là một đời thiếu thốn và ngang trái”. Nàng hy vọng sẽ đợc cùng Nghĩa làm lại cuộc đời. Những lúc bên Nghĩa, nàng cảm thấy tràn trề hạnh phúc: “Nghĩ đến Nghĩa,

đến cái cảm giác mới mẻ của một thứ ái tình bắt đầu nhóm trong lòng, Nhung lo sợ. Nàng đoán thấy hạnh phúc đang chờ nàng” hay “Nàng tởng tợng Nghĩa suốt đời ở bên cạnh nàng, rồi hai ngời cứ yêu nhau một cách kín đáo nh bây giờ, mãi mãi” [23]. Vì vậy, nàng mạnh dạn vợt qua mọi rào cản của luân thờng đạo lý, qua sự kiểm soát của mẹ chồng, của ngời đời, vụng trộm hẹn hò gặp gỡ ngời yêu ngoài vờn vào những lúc đêm khuya, vụng trộm đến tự tình với ngời yêu nơi gác trọ, thậm chí lén lút ngay tại nhà chồng mình. Nàng công khai thái độ của mình với mẹ đẻ khi nàng ý thức đợc nàng cũng có quyền đi lấy chồng nh những cô gái khác: “Con tha với mẹ biết là để khỏi làm phiền lòng mẹ về sau. Chứ con, con đã nhất định rồi. Thầy mẹ không cho lấy thì con sẽ trốn đi” hay “Con có quyền đi lấy chồng". Nhng trớc “khổ nhục kế” của mẹ đẻ, bản tính do dự, yếu đuối trong con ngời Nhung lại trỗi dậy không cho phép nàng thực hiện đợc ớc mơ chính đáng đó. Nàng phải cam chịu cuộc đời buồn tẻ, chán ngắt để đổi lấy cái danh thơm hão cho hai gia đình.

Tuy nhiên việc tác giả để cho một goá phụ tự do “đi ngang về tắt”, tự do hò hẹn “ăn nằm” với tình nhân mà vẫn mang danh “Tiết hạnh khả phong” quả là một sự mỉa mai. Hy vọng sống những ngày đầy đủ, đầm ầm trong hạnh phúc tình yêu, ớc ao đợc cùng Nghĩa làm lại cuộc đời, nó không phạm một lỗi lầm nào hết. Nhung không chứng tỏ “một tâm hồn truỵ lạc” mà trái lại, đó là ớc nguyện chính đáng của một con ngời. Nhung đã giác ngộ và nàng có quyền đòi hỏi một cuộc sống có ý nghĩa hơn: “Nàng thấy không thể vì cái tiếng suông bắt một ngời đàn bà chịu đau khổ một cách khốn nạn nh thế đợc. Nàng chỉ muốn đặt nhân đạo lên trên luân thờng” [270]. Do đó, Lạnh lùng là tiếng nói đả phá những tục lệ cổ truyền trong đại gia đình phong kiến mà Khổng giáo dựng lên để hãm hại, trói buộc những ngời phụ nữ goá bụa trong cảnh côi cút không chồng, vùi chôn tuổi xuân của họ cho đến hết cuộc đời.

Trơng Chính đã từng viết: “Tác giả cho ta hiểu rằng luân lý ấy là luân lý áp bức, đạo đức ấy là đạo đức giả dối, danh dự ấy là danh dự hão huyền, hiểu

theo nghĩa chật hẹp của nó. Hơn nữa, tác giả muốn cho ta đủ tự do sống theo nguyện vọng của mình, gây lại hạnh phúc gia đình mình một cách chính đáng, ông đã làm một việc nhân đạo” [10. 7].

Tác giả đã khéo léo phơi bày cho chúng ta thấy một cách thấm thía bộ mặt trái của nền luân lý cổ hủ, nó lạnh lùng nh gió heo may trớc hạnh phúc của con ngời. Sắc đẹp, hạnh phúc của ngời goá phụ chỉ là vô nghĩa lý trớc danh giá thủ tiết thờ chồng. Một h danh hão huyền mà nền luân lý cũ đã bắt nàng phải chịu: “Nàng nhận thấy một cách rõ rệt, sự đè nén khốc liệt của cái xã hội nhỏ quanh mình. Em nàng vài hôm sau nữa sẽ đi với chồng, xa hẳn đợc, nhng còn nàng thì nàng không biết bao giờ mới thoát khỏi. Nào cha mẹ đẻ, nào cha mẹ chồng, nào họ hàng làng nớc, bao nhiêu thứ bắt nàng không thể sống theo ý muốn của mình đợc. Nàng biết rằng, mọi ngời đã muốn cho nàng là một ngời đàn bà goá ở vậy thờ chồng thì nàng phải ở vậy thờ chồng. Nàng thấy thoáng ra trớc mắt bức hoành phi treo ở buồng khách nhà nàng có mấy chữ “Tiết - Hạnh - Khả - Phong”, cái phần thởng cuối cùng của những ngời biết ăn ở phải đạo nh nàng” [66]. Rồi cuộc đời lạnh lùng của nàng sẽ kéo dài đến ngày tàn phai trong cái h danh: “Cùng với hai hàm răng long, mái tóc bạc, cái phần thởng quí hoá ấy sẽ kết liễu đời nàng, đời một ngời đàn bà goá trẻ, ở vậy thờ chồng, giữ đợc toàn vẹn tiếng thơm” [146].

Dẫu sao đọc Lạnh lùng, ta cũng thấy cần đạp đổ những chế độ nặng nề eo hẹp, trong đó không chỉ có Nhung mà có cả một lớp ngời không may mắn rơi vào hoàn cảnh côi cút nh Nhung, cả ta nữa đơng dãy giụa, đơng ngắc ngoải. Khổng giáo đối với ta không thiêng liêng nữa. Và đối với ta, những tục lệ cổ truyền không thể căn cứ vào một lẽ xác đáng nào để tồn tại nh Nhung đã tự ý thức: “Nhng một ngời đàn bà goá sao lại không đợc phép đi lấy chồng nh một ngời con gái? Sao cứ phải ở vậy thì mới đợc tiếng thơm cho cha mẹ, cho gia đình?” [131]. Đó cũng là điều ý nghĩa nhân bản sâu sắc nhất vang lên trong toàn bộ tác phẩm.

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu và gia đình trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 68 - 72)