Quan niệm về tình yêu mang t tởng thực dụng, hởng lạc

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu và gia đình trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 46 - 52)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.4.Quan niệm về tình yêu mang t tởng thực dụng, hởng lạc

Vũ Đức Phúc đã từng cho rằng: “Văn học Tự lực văn đoàn là sự thể hiện nhiều khuynh hớng tiêu cực khác nhau: Ham mê thanh sắc; thích đi giang hồ tìm cảm giác mới lạ; say sa trong tình yêu không cần tới hôn nhân; ca ngợi cuộc sống trụy lạc, nếu không có điều kiện thực hiện một cuộc sống đầy trụy lạc nh thế thì mơ ớc về cõi tiên, về quá khứ, mong tìm ở đó rợu thơ và gái đẹp” [80. 42].

Với tiểu thuyết Trống mái của Khái Hng, quan niệm về tình yêu có vẻ phóng khoáng, thanh thoát hơn trong những tác phẩm trớc đó. Hiền thích Vọi với thân hình lực lợng, vẻ đẹp của chàng trai đánh cá, có lúc yêu nhng không muốn tiến tới hôn nhân vì Hiền, một cô gái thuộc hạng phong lu quyền quý, có những t tởng mới trong tình yêu và hôn nhân gia đình. Cô chỉ muốn giữ trong tim hình ảnh đẹp của Vọi nh một thần tợng, lấy nhau, cách biệt về cuộc sống, không còn đẹp đôi.

Hiền của Khái Hng là nhân vật đầu tiên biểu hiện cho lối sống buông thả và thiếu trách nhiệm với bản thân, với ngời khác. Hiền không phải là mẫu ngời “vui vẻ trẻ trung” mà đó là con ngời cá nhân bất chấp những chuẩn mực đạo đức truyền thống để thoả mãn những dục vọng của mình. Tình yêu đối với Hiền là lông bông phù phiếm và pha chút liều lĩnh: “Xa nay nàng vẫn hay nghĩ tới những việc khác thờng, thích làm những việc ngời ta không làm đợc hoặc không dám làm” [76]. Vì thế, bất chấp tất cả những lời dè bỉu của bạn bè, Hiền đã mời Vọi, một anh chàng nhà quê chân chất, khác đẳng cấp xã hội với Hiền, đi chơi, đi tắm biển và đi dự sinh nhật giữa đám bạn bè thành phố sang trọng của cô. Nhng những hành động đó của Hiền chỉ nhằm thoả mãn với ý thích lãng mạn nhất thời trớc đám bạn của mình.

Đã có những lúc Hiền cảm về Vọi, nghĩ về anh chàng đánh cá với bản tính thơ ngây thật thà chất phác, có cái gì đó rất hoang sơ nhng chàng không phải là đối tợng cho Hiền hớng tới, càng không thể yêu vì sự khác nhau về đẳng cấp cũng nh vị trí xã hội của hai ngời là quá cách biệt nhau. Đối với Hiền, Vọi cũng chỉ là một ngời tội nghiệp, đáng thơng. Hiền chỉ cảm nhận về Vọi nh ngời ta thích ngắm những đồ dùng vật dụng a thích rồi cũng có lúc chán: “Nhng hình nh bây giờ ta cha yêu ai, kể cả anh chàng đánh cá chất phác thơ ngây, vậy hãy xếp câu chuyện triết lý ấy vào một xó” [80].

Mơ ớc của Hiền là đợc đi ra khơi cùng Vọi vì nghĩ rằng đó là những cuộc đi chơi đầy lạc thú: “Phải, những cuộc đi chơi đầy lạc thú. Vọi thờng kể cho nàng nghe. Nàng vẫn ớc đi một chuyến xem sao, đi để đợc nếm những đêm trăng, ngủ trên những chiếc chiếu mỏng bồng bềnh, để đợc ăn những bát cơm hẩm chan canh cà luộc với nớc biển, nhất là cùng đợc bạn trai trẻ lực lỡng vừa hát nghêu ngao vừa kéo lới” [76].

Hiền say mê vẻ đẹp thân hình Vọi nhng đó cũng là sự say mê để thoả mãn bản năng chiêm ngỡng một pho tợng thiên nhiên: “Nàng thấy hiện ra một nhà lực sĩ cờng tráng, mỹ lệ nh một pho tợng cổ Hi Lạp” [23]. Và dù mê thân

hình Vọi đến đâu đi nữa, Hiền vẫn luôn nhớ về địa vị của mình: “Hiền mơ màng nh thấy Vọi hiện ra trớc mắt với tấm thân cân đối nở nang, nhng tấm thân ấy không làm cảm động đợc lòng nàng nh trớc nữa. Và nàng nghĩ thầm: Cái đẹp về hình thức khó cảm đợc trái tim của một ngời có trí thức, nếu cái đẹp hình thức ấy không chứa một tâm hồn tơng đơng” [160]. Mặc dù có lúc Hiền quan niệm: “Muốn bình đẳng, phải đồng đẳng. Mà trớc hết, cần nhất phải đồng đẳng về thân thể tráng kiện” [16].

Với Hiền, tất cả chỉ là nhất thời, và rồi tất cả nh một trò đùa, một trò chơi ú tim. Tình yêu không hiện diện và tồn tại trong thế giới đó của Hiền. Mà nếu có thì đó cũng chỉ là một thứ tình yêu mang đầy sự tính toán, hởng lạc, thực dụng để thoả mãn những ý thích bồng bột ích kỷ nhất thời trong con ngời cô. Rốt cuộc, Vọi chỉ là vật hy sinh trong “trò chơi tình yêu” của Hiền.

Nếu ở Hiền (Trống mái) còn có điểm dừng trong tình yêu thì Tuyết (Đời

ma gió) của Khái Hng và Nhất Linh đã thể hiện rất rõ đặc tính liều lĩnh, buông

thả trên một cấp độ cao hơn. Dờng nh nhân vật này cứ trợt dài trên con dốc tình ái mà không có điểm dừng hay không thể dừng, kể cả đến lúc chấm dứt cuộc đời trong sự cô đơn và tủi nhục, ở cô vẫn không chút mảy may về hạnh phúc tình yêu, trách nhiệm cuộc sống gia đình.

Viết Đời ma gió, Khái Hng và Nhất Linh không quan tâm đến những nỗi đau khổ của những cô gái lơng thiện bị dồn vào hoàn cảnh khốn cùng. Họ miêu tả cô gái giang hồ với triết lí sống cá nhân hởng lạc, buông thả vô trách nhiệm với tình yêu thực dụng hoàn toàn.

Tuyết là một mẫu hình mới, sản phẩm mới của lối ăn chơi trác táng. Tuyết vốn là một cô gái trong một gia đình giàu có. Trong chuyện tình duyên buổi đầu, Tuyết bị ép buộc và không đợc tự do lựa chọn hạnh phúc cho cuộc đời mình nên cô không yêu chồng và bỏ gia đình đi theo tiếng gọi của ái tình. Để rồi, cuộc đời của Tuyết từ một cô gái có nhan sắc, linh hoạt nhng những ảnh h- ởng của sách báo lãng mạn, thói quen của một lối sống phóng đãng tự do mà

Tuyết tôn thờ đã đẩy Tuyết vào cuộc đời ma gió. Tuyết xem đó là môi trờng sống thật của mình.

Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã từng đánh giá về nhân vật này: “Tuyết có cá tính mạnh mẽ, không thích cuộc sống yên lặng bình ổn mà chạy theo khoái lạc và cuộc đời của ngời con gái này là sự dấn thân vào chốn ăn chơi. Tuyết là kiểu nhân vật sống phóng túng chạy theo triết lý hởng lạc”. Có những phút Tuyết cũng tìm thấy niềm vui gia đình nho nhỏ bên Chơng nhng không thể bền vững. Hạnh phúc đó thật mong manh và dễ đổ vỡ. Tuyết đã cố gắng hoàn l- ơng với cuộc đời làm vợ, nghĩ đến trách nhiệm gia đình nhng Tuyết không không rút chân ra đợc khỏi sự cuốn hút cám dỗ. Tuyết đi theo con đờng của mình dù phải chấp nhận cuộc sống bấp bênh của đời ma gió. Tuyết dấn thân vào cuộc đời ma gió và nhiều lúc nh say sa với cảnh sống vô luân, lập dị, suy đồi về quan niệm sống. Tuyết không phải làm tiền để kiếm sống và đó cũng không phải mục đích để Tuyết huỷ hoại cuộc đời mình. Hơn hết, Tuyết tìm đến cuộc sống giang hồ bởi cô luôn tìm kiếm đợc những say sa lạc thú trong một thứ ái tình truỵ lạc, đổi thay. Tuyết quan niệm: “Không tình, không cảm, chỉ coi lạc thú ở đời nh một vị thuốc trờng sinh” [417].

Lấy lạc thú làm mục đích sống nên Tuyết quan niệm: “Tình ái chỉ là chuyện gặp gỡ giữa hai xác thịt” [434]. Tuyết chỉ xem gia đình là nơi c trú tạm bợ những khi mỏi mệt chứ không phải là nơi dừng chân mãi mãi để lập nên một gia đình hạnh phúc. Tuyết thích sống buông tuồng không gò ép bởi bất cứ quan niệm nào. Đặc biệt, Tuyết có nhiều tình nhân. Tuyết sống với họ rồi đột nhiên ra đi tìm lạc thú nơi khác. Có thể nói, Tuyết là một ngời con gái h đốn, tự do cá nhân một cách quá trớn, suy nghĩ và hành động một cách cực đoan, một kẻ theo chủ nghĩa lãng mạn truỵ lạc.

Xây dựng nhân vật Tuyết, các tác giả Khái Hng và Nhất Linh đã miêu tả một lối sống hiện sinh cực đoan hởng lạc, lấy cái tôi chủ quan làm trung tâm, lấy lạc thú trớc mắt làm chuẩn mực cao nhất cho cuộc sống. Tuyết là một mẫu

hình mới cho tự do cá nhân. Nhu cầu giải phóng cá nhân khỏi gia đình phong kiến nh Mai (Nửa chừng xuân), Loan (Đoạn tuyệt), Hồng (Thoát ly) không

còn đặt ra đối với Tuyết nữa. Tuyết đòi hỏi một sự giải phóng triệt để khỏi gia đình nói chung nh một tổ chức tế bào của xã hội, chối bỏ trách nhiệm làm vợ, làm mẹ.

Tuyết là nhân vật khác với bản chất với nhiều nhân vật của Tự lực văn

đoàn trong thời kì đầu. Nếu Lan (Hồn bớm mơ tiên) còn lãng mạn e ấp, thơ

mộng, Mai (Nửa chừng xuân) còn nề nếp thanh lịch, và Liên (Gánh hàng hoa) còn dịu dàng, chung thuỷ thì Tuyết lại hoàn toàn ngợc lại, buông thả, giả dối, trâng tráo man trá trong quan hệ yêu đơng, cuộc sống gia đình. Tuyết thuộc loại ngời có học hành, biết trang điểm và biết cách giao du, biết hát những bài hát tiếng Pháp, uống rợu nhảy đầm, đùa nghịch Nh… ng cô không phải lấy những lý thuyết đợc học trong sách vở ra để đối chọi lại với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Cơ bản, Tuyết không thay đổi quan niệm sống mặc dù cảnh ngộ riêng đã có nhiều thay đổi. Cô sống không cần biết đến ngày mai ra sao. Kể đến lúc thân tàn ma dại, sắc đẹp tàn phai, ốm đau bệnh tật không chốn nơng thân, Tuyết vẫn giữ tính cách hay lối sống nh cũ.

Thực ra đã có lúc Tuyết nhìn nhận lại bản thân mình để mong tìm lại những giây phút bình yên, ớc mơ cùng Chơng lập nên một mái ấm gia đình hạnh phúc nhng Tuyết đã không vợt qua đợc những ham muốn dục vọng của bản thân. Sức mạnh của ái tình cứ lôi kéo thôi thúc, thú vui cuộc sống giang hồ đã ăn sâu vào máu thịt trong con ngời cô. Khi cuộc sống gia đình với Chơng đang hạnh phúc yên ấm, Tuyết gặp Văn và bỏ đi với Văn, ngời tình cũ với quan niệm: “Em đã thề với em rằng bao giờ em cũng là của em từ thể phách cho chí tâm hồn. Em không sao làm vợ, nghĩa là làm vật sở hữu của ai đợc” [476]. Và Tuyết cũng đã nói: “Em không muốn yêu ai nữa. Em không thể yêu ai nữa” [437]. Có lúc trong tâm trí ngời con gái giang hồ này đã nảy sinh về ý nghĩ về gia đình, về tơng lai khi cô nói với Chơng: “Những tiểu thuyết phái Tây dạy em

rằng, em là hoàn toàn của em, em đợc tự do hành động nh lòng sở thích. Nhng hình nh không phải thế sao ấy anh ạ, hình nh ngời ta phải có gia đình, phải chịu sự ràng buộc của nhiều dây liên lạc thân ái. Nếu không ta sẽ thấy cô độc, đời ta trống trải, không ký vãng, không tơng lai. Ta chỉ có thể sống cái đời hiện tại của ta đợc không?” [509].

Cũng có lúc tác giả đa nhân vật của mình về với môi trờng nông thôn, giữa thiên nhiên tơi sáng trong trẻo để nhân vật liên hệ đến cuộc đời sóng gió vẩn đục của mình. Và, Tuyết đã nhận ra “ngẫm đến sự trong sạch em càng thấy rõ rằng đời em nhơ nhuốc” nhng những thức tỉnh ấy không đủ sức để lái cuộc đời của Tuyết sang một hớng khác. “Nàng biết rằng, sự cới xin, sự lấy nhau theo lễ nghi không đủ sức mạnh giữ nổi ở trong giới hạn bổn phận một ngời đàn bà quá tự do, quá sống đời phóng đãng nh nàng” [510]. Tuyết không chấp nhận hiện tại cuộc sống hạnh phúc gia đình mà bản năng giang hồ luôn thờng trực trong con ngời Tuyết mách bảo nàng hành động theo sở thích, lao vào cuộc sống buông thả, hởng lạc, tìm thú vui trong men tình và men rợu.

Nh vậy, nhân vật lãng mạn có nhiều chất “nổi loạn” này cho đến cùng vẫn không chấp nhận cuộc sống có tình yêu và gia đình mà chỉ xem ái tình là “liều thuốc trờng sinh”, “sự gặp gỡ giữa hai xác thịt”. Khái Hng và Nhất Linh đã miêu tả tính cách nhân vật Tuyết khác với quy luật tâm lý chung của ngời phụ nữ về tình yêu, hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng chung thuỷ ấm êm, tấm lòng ngời mẹ và tình cảm mẹ con, thời gian và tuổi tác theo năm tháng thay đổi Nhân vật Tuyết đã bất chấp mọi ràng buộc về truyền thống tâm lý và… phẩm chất đạo đức quen thuộc ở ngời phụ nữ vốn có. Tuyết là một mẫu hình có tính chất thách đố, ngang trái và cả phần xa lạ bởi nh Tuyết quan niệm “Một liều ba bảy cũng liều. Cầm nh con tạo chơi diều đứt dây”. Kết cục của nhân vật này ở cuối tác phẩm cũng hợp tình hợp lý. Nó hợp với lôgíc nội tại tính cách của nhân vật từ đầu cho đến cuối tác phẩm. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong

lời giới thiệu tác phẩm Đời ma gió cũng cho rằng: “Tuyết là mẫu hình mới sản phẩm của lối ăn chơi trác táng” [76, 5].

Với cá tính mạnh mẽ cộng với lối sống buông thả không tuân theo một chuẩn mực đạo đức nào của Tuyết cũng chính là sự đòi hỏi giải phóng bản năng. Tuyết đã thực sự tuyên chiến một cách cực đoan với xã hội phong kiến và những chuẩn mực truyền thống đã lỗi thời. Cái chết của Tuyết là kết quả của một quá trình tha hoá về thể xác lẫn tâm hồn. Tuyết không thể sống mãi với cuộc sống giang hồ. Cái chết của nhân vật Tuyết cũng là một lời tố cáo đanh thép chế độ phong kiến suy tàn, thối nát đã đẩy ngời phụ nữ vào đờng cùng ngõ hẻm của sự tồn tại. Tất cả suy cho cùng nguyên nhân trực tiếp đều từ chế độ gia đình xa cũ mà ra. Tuyết là sản phẩm của một chế độ mà nh Trơng Chính đã nhận xét trong cuốn “Văn chơng Tự lực văn đoàn”, (Tập 2): “Lỗi ở gia đình. Gia đình bắt nàng lấy một ngời chồng u mê, dốt nát, gia đình lại bắt nàng sống trong khuôn khổ, chật hẹp của nó. Một ngời can đảm nh Loan thì Loan đạp đổ gia đình cũ, một ngời hèn nhát nh Nhung phải chịu sống một đời lạnh lùng, tẻ ngắt. Còn một ngời nh nàng, lãng mạn, liều lĩnh, hiên ngang, thì ngày nay, càng phải chịu những nỗi éo le của cuộc đời ma gió”.

Tóm lại, xây dựng nhân vật mang t tởng thực dụng, hởng lạc, các tác giả

Tự lực văn đoàn đã nêu lên luận đề là ca ngợi cuộc sống hởng lạc, lấy lạc thú ở

đời làm mục đích sống, thể hiện lối sống buông thả, vô trách nhiệm. Khái Hng và Nhất Linh đã có những thành công nhất định khi xây dựng nhân vật mang quan niệm về tình yêu nh vậy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu và gia đình trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 46 - 52)