Cuộc sống hạnh phúc gia đình với cá tính đợc tôn trọng

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu và gia đình trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 72 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Cuộc sống hạnh phúc gia đình với cá tính đợc tôn trọng

Tôn trọng cá tính, quan tâm đến đời sống cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội là một dòng chảy trong sáng tác của các nhà văn Tự lực văn đoàn nh các tiểu thuyết Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Thoát ly, Lạnh lùng... ở các tiểu thuyết này, các tác giả đã thể hiện quan niệm của mình về một mô hình gia đình mà trong đó, cuộc sống hạnh phúc gia đình gắn liền với cá tính của mỗi thành viên đợc tôn trọng.

Cá tính là nét nổi trội trong mỗi con ngời mà khi xây dựng nhân vật, nhà văn rất quan tâm thể hiện vì từ đó, tính cách của nhân vật đợc bộc lộ rõ nhất. Có những nhân vật đợc khắc hoạ với cá tính mạnh mẽ, có nhân vật cá tính nhu mì, hiền thục, có nhân vật thì gian xảo, nhu nhợc, ích kỷ... Mỗi nhân vật đều có một cách thể hiện riêng, cách nghĩ và hành động khác nhau không trùng lặp.

Phần lớn trong các tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, nhân vật nam không đợc khắc hoạ rõ nét, không đợc chú trọng miêu tả nh nhân vật nữ. Một số nhân vật nam thể hiện đợc ớc mơ, hoài bão lớn nhng số đó cực kỳ ít ỏi nh: Dũng

(Đoạn tuyệt), Hạc (Gia đình)... Số còn lại đều thể hiện một tính cách nhu nhợc,

ơn hèn, tự thoả mãn và bằng lòng với hoàn cảnh của mình. Họ xuất hiện trong tác phẩm chỉ có ý nghĩa là làm phông nền cho hoạt cảnh nh: Chơng (Đời ma

gió), Thân (Đoạn tuyệt), Lộc (Nửa chừng xuân), An (Gia đình)... Điều đó

cũng dễ hiểu bởi trọng tâm hớng tới của các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là số phận không may mắn của ngời phụ nữ trong cuộc sống gia đình phong kiến cũ. Họ đợc xem là tầng lớp thứ “hai” của chế độ “Trọng nam khinh nữ”, họ bị khinh rẻ, miết thị, ngợc đãi đến cùng cực, con ngời cũng nh nhân cách của họ không đợc xem trọng, “Hình nh cái quyền làm ngời của em ngời ta không tính đến” (Đoạn tuyệt).

Đối với xã hội đó, dờng nh họ đợc sinh ra với chức năng thiên bẩm duy nhất là làm vợ, làm mẹ, mà nhiều khi chức năng đó cũng bị cớp đi: “Nàng đau đớn tự hỏi ngời ta sao lại nỡ nhẫn tâm dùng hết cách để dày vò nàng, không biết nghĩ đến nỗi đau khổ của một ngời mẹ có đứa con sắp chết” [260] (Đoạn tuyệt). Mà nguyên nhân trực tiếp gây ra những đau khổ cho những cô gái “mới” là những bà mẹ chồng cay nghiệt Bà án (Nửa chừng xuân), bà Phán (Đoạn

tuyệt) và những bà mẹ ghẻ độc ác (Thoát ly, Thừa tự) với những hủ tục lạc hậu

đã đến lúc suy tàn. Thêm vào đó là những ông chồng nhu nhợc đến hèn hạ nh Thân (Đoạn tuyệt), thiếu tính tự quyết để bảo vệ tình yêu của cuộc đời mình nh Lộc (Nửa chừng xuân)... Chính vì lẽ đó, tiếng nói bênh vực bao giờ cũng nghiêng hẳn về phái yếu.

Các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã thay chị em nói lên những uẩn khúc, oan trái mà ngời phụ nữ trong xã hội đó phải gánh chịu. Từ sự ý thức đợc con ngời mình, yêu cầu để cuộc sống hạnh phúc gia đình với cá tính đợc tôn trọng là phải có. Khẳng định tiếng nói của ngời phụ nữ với ý thức độc lập, tự chủ, tự cờng trong cuộc sống: “Nhà tôi không có mả lấy lẽ” (Nửa chừng xuân); “Em có quyền tự lập thân em”, “Không ai có quyền đánh tôi”, “Không ai có quyền chửi tôi” (Đoạn tuyệt); ‘Con có quyền đi lấy chồng” (Lạnh lùng); “Em

thuộc về em từ thể phách cho đến tâm hồn” (Đời ma gió)... Họ nói lên những

tiếng nói đầy uất ức, căm phẫn cho quyền làm ngời của họ. Chính họ đã đại diện cho những ngời phụ nữ bị áp bức trong xã hội cũ lên tiếng đòi sự công bằng cho quyền làm ngời của giới mình.

Đoạn tuyệt với những mâu thuẫn không thể hoà giải giữa hai thế hệ là

nguyên nhân dẫn đến những bi kịch trong gia đình. Loan - một cô gái mới đã phải sống trong cái môi trờng khắc nghiệt của xã hội cũ trái ngợc hoàn toàn với những gì cô học đợc, lại gặp phải ngời chồng bạc nhợc, ngu dốt. Bà án - mẹ Chồng, một con ngời mang trong mình những tập tục cổ xa và chính con ngời

này đã gây ra sóng gió trong gia đình mình. Bà chỉ biết thoái mạ con dâu mà cha một lần biết đến cá tính hay nguyện vọng của con dâu. Thân là chồng mà cha một lần quan tâm đến vợ hay quan để ý đến tâm t nguyện vọng, ý muốn của vợ nh thế nào... Tất cả đã tạo nên tấn bị kịch trong một lần xung đột găy gắt, Thân ngã vào con dao rọc giấy Loan đang cầm ở tay và chết. Đó là kết cục của một gia đình mang trong mình trọng bệnh của nền luân lý cũ, mà hơn hết là sự thiếu tôn trọng cá tính của nhau. Gia đình nh vậy sớm muôn tất sẽ đi đến đổ vỡ.

Ngoài ra, bằng việc đa ra các mô hình gia đình khác nhau: Mô hình hoà thuận, trong ấm ngoài êm do vợ chồng hiểu nhau, yêu thơng giúp đỡ nhau nh gia đình Liên - Minh (Gánh hàng hoa), gia đình Hạc - Bảo (Gia đình), và gia đình bất hạnh, đổ vỡ do sự xung khắc về t tởng, khác nhau về quan điểm sống nh Loan - Thân (Đoạn tuyệt), An - Nga (Gia đình)... Các nhà văn Tự lực văn

đoàn bằng hình tợng nghệ thuật đã khẳng định: Tôn trọng cá tính, đảm bảo

quyền dân chủ của cá nhân là một chuẩn mực đảm bảo hạnh phúc gia đình, là một vấn đề cần quan tâm, chia sẻ.

Từ đó, họ đề cao tính bản thể của con ngời cá nhân, đề cao tự do dân chủ trong cuộc sống gia đình. Họ đòi hỏi phải có sự giải phóng con ngời ra khỏi mọi sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo gia đình phong kiến, một sự đồng đẳng về giới mà ở đó, chỉ có sự bình đẳng, bình quyền với cá tính của con ngời cá nhân đợc tôn trọng.

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu và gia đình trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w