Kiểu nhân vật cá nhân cực đoan

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu và gia đình trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 102 - 104)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Kiểu nhân vật cá nhân cực đoan

Bên cạnh việc thể hiện thành công kiểu nhân vật tợng trng cho cái mới, kiểu nhân vật tợng trng cho lễ giáo phong kiến bảo thủ thì các nhà văn Tự lực

văn đoàn còn xây dựng thành công những nhân vật mà biểu hiện của sự “nổi

loạn”, vô trách nhiệm và bất chấp tất cả nh Hiền (Trống mái), Tuyết (Đời ma

gió).

Có thể nói, Hiền và Tuyết là hai mẫu hình ngời mới thể hiện đợc tất cả những cái cực đoan nhất trong lối sống cũng nh trong suy nghĩ, hành động. Kiểu nhân vật cá nhân cực đoan là một sự khảo nghiệm đợc các nhà văn Tự lực

văn đoàn thể hiện theo quan niệm tự do cá nhân du nhập từ phơng Tây. Kiểu

con ngời cá nhân này không phổ biến trong đời sống lúc bấy giờ ở đất nớc ta. Đây chỉ là những nhân vật mang tính chất luận đề thể hiện cho một ớc muốn mà cha thực hiện đợc của các tác giả. Vì vậy, các tác giả cũng tạo ra những tình huống ớc lệ phù hợp để cho con ngời cá nhân đợc bộc lộ mình một cách rõ nhất.

Thông thờng ngời ta hiểu tiểu thuyết luận đề là tác phẩm đợc viết ra nhắm đúng số phận và tính cách nhân vật để chứng minh cho một vấn đề triết

học, xã hội, luân lý. Rõ ràng, con ngời cá nhân trong tiểu thuyết Tự lực văn

đoàn đã có một lịch sử ý thức về mình: Từ con ngời cá nhân xã hội mang bản

sắc chính trị qua con ngời cá nhân lãng mạn lập dị đến con ngời cực đoan liều lĩnh. Và nếu nh ta gọi tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là tiểu thuyết luận đề thì d- ờng nh họ đã có một luận đề nhất quán từ trớc tới sau: Luận đề con ngời cá nhân.

Hiền (Trống mái) là một mẫu ngời đầu tiên tiêu biểu cho lối sống đó. Từ nhân vật Hiền đã mang một quan niệm khác về tình yêu. Tình yêu không có sự hy sinh hay đồng điệu, rung cảm từ trái tim nữa, cũng không còn trong sáng ngây thơ, mà tất cả chỉ nh một trò chơi giải trí. Hiền thích những chuyến phiêu lu, làm những chuyện khác thờng mà các cô gái khác không dám làm, thậm chí là không dám nghĩ tới. Nàng thích đợc ngủ trên chiếc mảng bồng bềnh trong những đêm trăng sao trên mặt biển, thích đợc “chung sống với anh chàng An Tiêm hay Lỗ Bình Sơn ở một nơi hoang đảo”. Nếu tình yêu theo quan niệm một cách thông thờng là sự đồng điệu của hai tâm hồn, là sự nối kết của hai con ng- ời bằng sợ dây tình cảm thì Hiền lại quan niệm tình yêu một cách đơn giản: Tình yêu chỉ là sự say mê cái đẹp cơ thể, hình hài. Chính những quan niệm liều lĩnh và táo bạo của Hiền đã chứng tỏ sự xung khắc gay gắt với nếp nghĩ thông thờng, xa lạ với chuẩn mực đạo đức xa nay về tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Hiền xem tình yêu là cái gì đó mang tính hình thức bề ngoài và bản năng. Hiền là kiểu nhân vật con ngời cá nhân vô trách nhiệm, sống không khuôn phép, không mục đích nhng Hiền cũng cha phải là nhân vật bị đẩy vào hoàn cảnh giang hồ. Kiểu cá nhân nổi loạn nh Hiền cũng bị lên án gay gắt bởi trong xã hội lúc bấy giờ là không thể dung chứa những quan niệm méo mó đó.

Tuyết (Đời ma gió) đợc đa vào môi trờng sống giang hồ với triết lý hởng lạc. Cô đã nhanh chóng thích nghi và có phần say sa trong đó. Điều này có nghĩa là bản chất của Tuyết đợc bộc lộ một cách rõ ràng trong cuộc đời ma gió. Tuyết xem cuộc sống giang hồ là cuộc sống thật của mình. Tuyết bằng lòng với

cuộc sống đó. Tuyết không màng tởng tới cuộc sống gia đình yên ấm mà bày tỏ niềm thích thú với những cuộc tình tạm bợ mang tính nhục dục với cảm xúc xác thịt. Tâm hồn của Tuyết rất nghèo nàn về những tình cảm ân ái thuỷ chung và hơn thế là không có khái niệm về tình yêu cũng nh cuộc sống hạnh phúc gia đình.

Trong cuộc đời tình của mình, Tuyết không có ấn tợng sâu sắc và kỷ niệm nào đáng nhớ nào đặc biệt về một ngời yêu, tuy rằng đã có ngời yêu Tuyết một cách chân thành đằm thắm và cao thợng nh Chơng. Nh vậy, nhờ có môi tr- ờng giang hồ mà Tuyết thực sự sống với bản chất thật của mình là một con ngời sa đoạ, truỵ lạc về nhân phẩm.

Kiểu con ngời cá nhân cực đoan trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn luôn đợc đặt trong sự đối lập với các chuẩn mực xã hội. Họ luôn tự tuyệt đối hoá về con ngời cá nhân của mình với triết lý: “tôi thuộc về tôi” mà quên mất rằng: tôi còn thuộc về ngời khác. Họ quên mất rằng con ngời ngoài mình ra, còn có rất nhiều mối quan hệ khác; quên mất rằng trong mọi giá trị Đông - Tây kim cổ, “cái chung và cái riêng” bao giờ cũng song hành, không tách bạch khỏi nhau. Vì thế họ rơi vào sai lầm. Nh vậy, chúng ta có thể thấy, ở đây không chỉ đơn giản là vấn đề đạo đức nữa mà là vấn đề triết học “Quan niệm về cái tôi cá nhân tuyệt đối”.

Một phần của tài liệu Vấn đề tình yêu và gia đình trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w