Định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Thanh hóa

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 36)

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trình Đại hội đại biểu lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015 đã định hướng phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2015 như sau : “ Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực của toàn xã hội cho phát triển giáo dục đào tạo; coi trọng xây dựng đội

ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế” [8]. Đại hội đã đưa ra một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 như sau :

- Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở, phấn đấu hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy phấn đấu đến năm 2015 có 47,8 % số trường đạt chuẩn quốc gia.

Các nhiệm vụ và biện pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2015 là :

+ Các nhiệm vụ trọng tâm :

- Phát triển giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Phát triển đa dạng về quy mô, loại hình trường lớp học, chú trọng đầu tư cho giáo dục vùng nông thôn, vùng sâu.

- Đa dạng về hình thức và loại hình đào tạo, ưu tiên đào tạo ngành, nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

- Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên phát triển hài hoà về đức và tài, phẩm chất và năng lực, sức khoẻ và thẩm mỹ. Kết hợp đào tạo văn hoá với đào tạo ngoại ngữ, tin học, hướng nghiệp dạy nghề. Quản lý chặt chẽ đầu vào và chất lượng của trường Đại học và các trường đào tạo trên địa bàn tỉnh. Tăng cường cơ sở vật chất ngành giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện để xây dựng các trường đại học mới, các phân hiệu của các trường đại học, cao đẳng.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, chú trọng hoạt động khoa học giáo dục cộng đồng. Có chính sách đầu tư cho nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cả số lượng và chất lượng đáp ứng ngày càng cao cho sự nghiệp

công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh nhà. Đổi mới phương pháp đào tạo, sử dụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.

+ Các biện pháp phát triển giáo dục :

- Phát triển GD-ĐT là sự nghiệp của toàn dân, đẩy mạnh XHHGD. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục và GV theo hướng đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ.

- Đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp học theo đúng quy hoạch đã được duyệt, gắn với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo nghề, kết hợp đào tạo với sử dụng.

- Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ về kinh phí đối với cơ sở giáo dục công lập.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 36)