Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 68 - 71)

7 Đánh giá, khen thưởng chưa khách quan kịp thời 51 51

2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THCS, chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân sau đây:

a) Mặt trái của đời sống xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng cho HS THCS.

Tuổi học sinh THCS nhạy cảm với cái mới, nhưng cũng dễ “bốc đồng”, nông nổi, tự khẳng định mình bằng việc bắt chước các hành vi xấu trong đời sống xã hội. Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội đó làm xói mòn niềm tin và ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng niềm tin cho thế hệ trẻ. Những bài giảng về đạo đức và các hình thức giáo dục đạo đức phải kết hợp hài hòa với thực tiễn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi mới tạo dựng được niềm tin cho học sinh. Chính vì chưa xác định được niềm tin nên một bộ phận học sinh mờ nhạt về lý tưởng, ước mơ, hoài bão, có những nhu cầu đòi hỏi không chính đáng, dẫn đến các hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

b) Do thiếu văn bản pháp quy hướng dẫn về công tác GDĐĐ nên việc tổ chức triển khai các hoạt động GDĐĐ thiếu đồng bộ. Hoạt động GDĐĐ không mang tính pháp quy cao như hoạt động dạy học, nên trong thực tế GDĐĐ chưa được đặt ngang hàng với giáo dục trí tuệ. Ngoài ra, thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, văn bản hướng dẫn nhiều khi còn chung chung, dẫn đến sự vận dụng thiếu đồng bộ giữa các trường.

c) Một bộ phận cỏn bộ quản lý và giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ, thiếu quan tâm đến mặt giáo dục này cho học sinh, thậm chí còn có những cán bộ giáo viên thiếu mẫu mực, chưa phải là tấm gương cho học sinh noi theo.

d) Một số cơ quan, ban ngành chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để GDĐĐ cho học sinh. Vẫn còn hiện tượng nhận thức sai lệch về nhà trường, cho rằng GDĐĐ chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường.

e) Một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để GDĐĐ cho con em. Tư tưởng “trăm sự nhờ thầy” còn khá phổ biến trong phụ huynh. Còn có những phụ huynh chăm lo làm ăn hơn chăm sóc con cái. Tâm lý “bao cấp” trong giáo dục còn ảnh hưởng lớn đến tư tưởng phụ huynh, quan niệm về xã hội hóa giáo dục chưa được nhận thức đầy đủ.

g) Năng lực quản lý công tác GDĐĐ của một bộ phận cán bộ quản lý, năng lực tổ chức hoạt động GDĐĐ của đội ngũ giáo viên vẫn còn những hạn chế. Vì vậy còn nặng về biện pháp hành chính, các biện pháp sư phạm chưa được phát huy một cách tích cực.

h) Thiếu cán bộ chuyên trách có năng lực để tổ chức các hoạt động GD NGLL. Tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động GDĐĐ.

Trên đây là thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh các trường THCS vùng ven biển huyện quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Các trường đều quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS: có thành lập ban chỉ đạo, có kế hoạch hoạt động, có tổ chức triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận trong nhà trường để cùng đồng lòng GDĐĐ cho học sinh. Vì vậy đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt, sống có hoài bão, ước mơ, chăm chỉ học tập vì ngày mai lập nghiệp. Bên cạnh những thành tích, kết quả được ghi nhận, công tác GDĐĐ cho học sinh các trường THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương vẫn còn những tồn tại cần được sữa chữa, khắc phục, bổ sung kịp thời để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục của các nhà trường, đáp ứng với thời kỳ đổi mới, thời kỳ CN hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập Quốc tế. Muốn vậy cần phải có những mục tiêu cụ thể, những biện pháp phù hợp, bằng nhiều hình thức đa dạng hấp dẫn, phải đổi mới công tác quản lý, vận dụng được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tham gia vào công tác GDĐĐ cho học sinh. Đây chính là nội dung mà chúng tôi sẽ tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.

Chương 3:

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w