hội, Quốc phòng - An ninh nhiệm kỳ 2005 - 2010; Mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2011- 2015) [7] [8].
Quy mô giáo dục huyện Quảng Xương trong những năm qua, các bậc học ổn định và phát triển cả về số lượng và loại hình giáo dục và đáp ứng được yêu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện.
- Ngành học Mầm non: Có 41 trường: Số lớp Mẫu giáo 316, lớp mẫu giáo 5 tuổi: 138; tổng số cháu huy động ra lớp 10.751. Theo Thông tư 71/2007 có 33 trường hạng 1 còn lại hạng 2.
- Bậc Tiểu học: Có 42 trường. Tổng số 653 lớp; số HS: 19.112; tỷ lệ HS 29,3 em/ lớp. Theo thông tư 35 cả 42 trường đều dưới 18 lớp xếp hạng III.
- Bậc THCS: Có 42 trường. Theo thông tư 35 cả 42 trường đều dưới 18 lớp xếp hạng III.
Huyện Quảng Xương có 42 trường THCS. Do giới hạn về đề tài và tính chất đặc thù vùng miền vì thế nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi các trường THCS vùng ven biển đó là: Trường THCS Quảng Đại, Trường THCS Quảng Hùng, Trường THCS Quảng Hải, Trường THCS Quảng Thái, Trường THCS Quảng Vinh. Quy mô trường lớp, học sinh - cán bộ giáo viên THCS và chất lượng GDĐĐ thể hiện ở bảng 2.1và 2.2
2.2. Thực trạng về đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS huyện Quảng Xương
2.2.1 Thực trạng đạo đức của học sinh THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương . Xương .
Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh các trường THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã đạt
được kết quả khả quan như số liệu thống kê ở bảng 2.2. Tỷ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi ngày càng tăng (trên 40%), nhưng số học sinh có học lực kém bị lưu ban cũng tăng, điều đó chứng tỏ có sự đánh giá và phân loại học lực của học sinh rõ ràng, khách quan, đồng nhất, tương ứng với số học sinh lười học, ý thức đạo đức yếu.
Nhìn vào kết quả xếp loại hạnh kiểm 3 năm gần đây của HS các trường THCS ven biển huyện Quảng Xương (Bảng 2.2) chúng tôi thấy: Điều đáng mừng là số học sinh có hạnh kiểm tốt ngày càng tăng (sau 3 năm tăng 6,8%). Đa số các em học sinh đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình và phấn đấu học tập tốt. Nhưng thực tế số liệu điều tra cũng làm cho chúng ta, những người làm công tác quản lý giáo dục phải suy nghĩ, trăn trở; đó là số học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu vẫn còn chiếm tỉ lệ không nhỏ. Các em học sinh này đa số là học sinh lười học, ỷ lại, ham chơi, bỏ giờ, có học lực yếu kém phải rèn luyện hè, thi lại, lưu ban. Với thực tế này hơn bao giờ hết, nhà trường - gia đình – xã hội phải quan tâm tới vấn đề GDĐĐ cho thế hệ trẻ, toàn xã hội phải đồng tâm hiệp lực xây dựng một môi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh. Tạo điều kiện cho HS THCS tu dưỡng, rèn luyện, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.