Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện nội dung GDĐĐ cho HS

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52 - 55)

Để đánh giá đúng về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS đã được triển khai trong quá trình giáo dục ở các trường THCS ven biển huyện Quảng Xương chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 100 CBQL và GV

Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá về nhận thức và mức độ thực hiện các nội

dung GDĐĐ cho học sinh THCS

TT Nội dung GDĐĐ Mức độ Nhận thức (X) Mức độ thực hiện (X) 1 Lập trường chính trị 2,71 2,43

2 Lòng yêu quê hương đất nước 2,91 2,88

3 Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác thực hiện nội quy 2,71 2,68

4 Ý thức bảo vệ tài sản môi trường 2,0 1,8

6 Kính trọng ông bà, cha mẹ, người trên 2,96 2,87 7 Ý thức phê bình và tự phê bình tiến bộ 2,50 2,0

8 Động cơ học tập đúng đắn 2,86 2,43

9 Tính tự lập, cần cù, vượt khó 2,54 2,37

10 Lòng tự trọng, trung thực, dũng cảm 2,66 2,25

11 Khiêm tốn học hỏi, quyết đoán 2,1 1,95

12 Tinh thần lạc quan yêu đời 2,2 1,86

13 Ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của 2,19 1,48

14 Ý thức tuân theo pháp luật 2,72 2,31

15 Lòng nhân ái, bao dung, độ lượng 2,56 2,14

16 Yêu lao động, quý trọng người lao động 2,87 2,54

17 Tình bạn, tình yêu 2,49 1,75

Về các nội dung GDĐĐ có 100% ý kiến khẳng định đó là những nội dung rất cần thiết và cần phải giáo dục cho học sinh THCS. Trong số 17 nội dung GDĐĐ thì có những nội dung được đối tượng khảo sát xếp thứ bậc cao như: Kính trọng ông, bà, thầy cô giáo (2.96); Lòng yêu quê hương đất nước

(2.91) Yêu lao động, quý trọng người lao động (2.87); Động cơ học tập đúng đắn (2.86). Tinh thần đoàn kết sẵn sàng giúp đỡ bạn bè (2.73); ýự thức tuân theo pháp luật (2,72); Lập trường chính trị và ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác thực hiện nội quy nhà trường (2,71); Lòng trung thực, tự trọng, dũng cảm

(2,66); Lòng nhân ái, bao dung độ lượng (2,56); Sống tự lập, cần cù, vượt khó (2.54); ý thức tự phê bình và phê bình tiến bộ (2.50). Còn những nội dung thứ 4, 11, 12, 13, 17 cũng đạt điểm trung bình từ 2,49 đến 2,0. Như vậy 17 nội dung được đánh giá là cần thiết để giáo dục cho học sinh THCS. Đó là những phẩm chất ĐĐ quan trọng không thể thiếu của con người Việt Nam cũng như của các quốc gia trên thế giới. Các nội dung GDĐĐ điều nhằm nâng cao ý thức, hành vi đúng đắn để các em hình thành phẩm chất ĐĐ XHCN trong trường học.

Việc thực hiện các nội dung GDĐĐ. Qua khảo sát chúng tôi thấy các trường có điều kiện khác nhau nhưng đều thực hiện tốt một số nội dung

GDĐĐ quan trọng. Điều đó chứng tỏ các trường THCS đã quan tâm tới công tác GDĐĐ cho học sinh. Một số nội dung GDĐĐ xếp bậc tương đương giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện: Kính trọng ông bà, thầy cô giáo; Lòng yêu quê hương đất nước; Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác thực hiện nội quy nhà trường. Một số nội dung thực hiện tương đối tốt: Tinh thần đoàn kết sẵn sàng giúp đỡ bạn bè (2.58); Yêu lao động, quý trọng người lao động. Tuy nhiên một số nội dung GDĐĐ thực hiện chưa tốt, có điểm trung bình rất thấp như: ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của (1.48); Tình bạn; tình yêu (1.75) Ý thức bảo vệ tài sản môi trường (1.8); Tinh thần lạc quan yêu đời (1.86). Ý thức phê bình và tự phê bình tiến bộ (2,0). Điều đó nhắc nhở chúng ta cần quan tâm giáo dục cho học sinh tính tự giác, dũng cảm, trung thực, biết nhận khuyết điểm để tiến bộ và biết thẳng thắn phê bình những sai trái của bạn để xây dựng tập thể học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt. Phải giáo dục học sinh tính khiêm tốn học hỏi thì mới tích luỹ được nhiều tri thức. Có quyết đoán thì mới làm được việc lớn. Hiện tại ở nhiều trường học sinh ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường chưa cao; tình trạng viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế, làm hỏng hệ thống quạt điện, đèn; hái hoa bẻ cành; đi vệ sinh chưa đúng nơi, đúng chỗ … Thậm chí có một số học sinh phá phách làm hỏng tài sản nhà trường… Do vậy cần phải nhắc nhở, giáo dục thường xuyên cho học sinh. Nội dung giáo dục quan trọng ít được quan tâm, nhiều thầy cô chưa hiểu được nhu cầu phát triển tâm sinh lí của HS lứa tuổi THCS nên cấm đoán thô bạo, thực hiện chưa tốt việc giáo dục giới tính, giáo dục về tình bạn – tình yêu. Thực tế cuộc sống ngày nay học sinh THCS lớn trước tuổi, các em có nhu cầu được giáo dục về giới tính, tình bạn, tình yêu.. Các em rất tò mò, lúng túng trước tình yêu cảm tính tuổi học trò nên nhà trường phải quan tâm hơn nữa giáo dục về vấn đề này để giúp các em có tri thức, hiểu biết về đời sống tình

cảm để từ đó định hướng cho các em xây dựng và phát triển được những tình bạn, tình cảm khác giới đẹp, lành mạnh, trong sáng.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w