Mục tiêu của biện pháp

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 86)

7 Đánh giá, khen thưởng chưa khách quan kịp thời 51 51

3.2.5.1.Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng như cuộc sống. Nhà trường THCS phải tổ chức các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng, phù hợp với tâm sinh lý đáp ứng nhu cầu nguyện vọng

của HS, tạo nên sự hấp dẫn thu hút HS tham gia tự giác tích cực, tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực bản thân, tự quản sáng tạo và phát triển những phẩm chất đạo đức, các hành vi thói quen đạo đức và ý thức vươn lên hoàn thiện nhân cách nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức phẩm chất, nhân cách HS.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.

* Nội dung của biện pháp

- Đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp:

+ Hoạt động theo tiến độ thời gian, thực hiện xen kẽ cùng với chương trình, kế hoạch học tập các môn học trên lớp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hoạt động hè …

+ Hoạt động theo chủ điểm các ngày lễ lớn trong năm học + Hoạt động đáp ứng yêu cầu XH

- Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng:

+ Hoạt động văn hoá - xã hội: Không những giáo dục tư tưởng chính trị mà còn hình thành nhiều phẩm chất khác ở các em. Đó là tình đoàn kết gắn bó, yêu thương con người, tự hào về quê hương, đất nước.

+ Hoạt động công ích XH: Nhằm giáo dục ý thức, góp phần xây dựng quê hương, giúp đỡ gia đình để sản xuất ra của cải vật chất, có thái độ đúng với người lao động, góp phần bảo vệ thành quả lao động, xây dựng quê hương, đất nước.

+ Hoạt động văn hoá - nghệ thuật: Bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Bồi dưỡng lòng khát khao cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống, biết thưởng thức cái đẹp để có hành động đẹp.

+ Hoạt động thể thao - quốc phòng, tham quan du lịch: Giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ đoàn kết, năng động sáng tạo, hình thành thái độ hành vi bảo vệ môi trường và tăng cường lòng yêu quê hương, đất nước.

+ Tìm hiểu ứng dụng khoa học kỹ thuật, phục vụ học tập để mở rộng, khắc sâu kiến thức đã học để từ đó ứng dụng vào cuộc sống.

* Cách thức thực hiện biện pháp.

Muốn có kế hoạch quản lý GDĐĐ cho HS một cách khả thi, hiệu trưởng phải nắm vững thực trạng công tác này cũng như các yếu tố chi phối đến đạo đức và GDĐĐ HS. Cụ thể, hiệu trưởng phải phân tích đặc điểm địa phương, đặc điểm nhà trường; mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ CB-GV-CNV, chất lượng dạy và học; đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS THCS…

HS THCS ven biển huyện Quảng Xương đa số các em rất chất phác, hiền lành, phóng khoáng do xuất thân từ giai cấp nông dân, sống trên quê hương quanh năm nước mặn. Phần lớn các em rất chăm ngoan, lễ phép, cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức, tác phong. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận HS do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan nên thiếu động cơ học tập, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, trong rèn luyện đạo đức tác phong. Do đó, hiệu trưởng các trường THCS phải tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia SHTT lành mạnh, giao lưu trong môi trường sư phạm… nhằm từng bước hình thành ở các em những phẩm chất đạo đức cần thiết theo định hướng chương trình giáo dục THCS và các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Quảng Xương nói riêng, Thanh Hóa nói chung là địa phương có giàu truyền thống anh hùng cách mạng. Do đó kế hoạch GDĐĐ HS ngoài nội dung giáo dục những giá trị truyền thống chung của dân tộc phải gắn liền với giáo dục các giá trị truyền thống của địa phương, xây dựng, hun đúc trong tâm hồn, trí tuệ các em ý chí vươn lên, ý thức trách nhiệm đối với quê hương, ra sức học tập, rèn luyện đủ trí, đủ tài, đủ sức tiếp bước cha anh tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của quê hương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Quảng Xương nói riêng, Thanh Hóa nói chung ngày càng phát triển.

Kế hoạch GDĐĐ HS phải đạt được một số yêu cầu sau: Xác định mục tiêu, nội dung, các biện pháp, các hình thức tổ chức giáo dục, lực lượng tham gia và sự phối hợp giữa các lực lượng, dự trù CSVC-tài chính, tài liệu, thời gian, không gian thực hiện…

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm các ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm học.

* Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường

+ Nội dung: Giáo dục truyền thống nhà trường, an toàn giao thông + Hình thức thực hiện:

- Công tác ổn định tổ chức lớp

- Sinh hoạt dưới cờ, tiết chủ nhiệm, hội thảo lớp, thi tìm hiểu về nội quy, nhiệm vụ HS THCS, Điều lệ trường trung học, Luật giáo dục…

- Ngoại khóa tìm hiểu về Luật giao thông và ý thức chấp hành luật giao thông.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 86)