Biện pháp 4: Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt 1 Mục tiêu của biện pháp

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 83)

7 Đánh giá, khen thưởng chưa khách quan kịp thời 51 51

3.2.4.Biện pháp 4: Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt 1 Mục tiêu của biện pháp

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng được những tập thể HS có ý thức tự quản tốt, các em tự giác thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực học tập rèn luyện, biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. Các em biết tự phê và phê phán những thói hư tật xấu, những lối sống tiêu cực để phòng tránh những tệ nạn XH, biết sống có trách nhiệm với tập thể, với bản thân, gia đình và XH. Tập thể HS tự quản do ban cán sự lớp và ban chỉ huy Chi đội phối hợp lãnh đạo tổ chức các hoạt động phong phú của tập thể. Nhằm liên kết các

em HS trong lớp, trong trường thành một tập thể phát triển toàn diện, hoàn thiện. Xây dựng cho HS thói quen làm chủ tập thể, làm chủ bản thân. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, quá trình quản lý thành quá trình tự quản lý.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung của biện pháp:

Tổ chủ nhiệm kết hợp với Tổng phụ trách và ban chỉ huy Liên đội, GVCN kết hợp với Chi đội xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, tiêu chuẩn của một tập thể HS tự quản tốt. Trên cơ sở đó giúp HS hiểu được nhiệm vụ, trách niệm của mình trong tập thể, biết tự quản trong mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi; rèn luyện trong giờ chính khoá cũng như trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động XH. HS biết chủ động, tự quyết, sáng tạo, giải quyết các tình huống nảy sinh, tự điều chỉnh hoạt động của tập thể lớp, tự biết điều chỉnh hoạt động phù hợp với mục đích chung đề ra, để đạt hiệu quả cao.

*Cách thức thực hiện biện pháp:

Bồi dưỡng năng lực tự quản cho tập thể lớp và học sinh. Nhà trường mở lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tự quản cho cán bộ lớp ngay từ đầu năm học với các nội dung: Nhiệm vụ của lớp, tiêu chuẩn đánh giá lớp, các loại sổ sách, các loại mẫu báo cáo tuần, tháng, cách thức tổ chức cuộc họp lớp, đại hội lớp, lề lối làm việc của Ban cán sự lớp, các hoạt động tự quản theo dõi nề nếp, phương pháp tự tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp…

Nhà trường phải chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự theo dõi, tự đánh giá, tự phê bình góp ý cho tập thể lớp và cá nhân học sinh, Tổng phụ trách Đội trường mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động tự quản. Các hoạt động tự quản bao gồm: tự quản lý nề nếp học tập ở lớp; hình thành tổ nhóm học tập ở nhà, thành lập nhóm

bạn giúp nhau tiến bộ; tổ chức cho tập thể lớp hưởng ứng các phong trào thi đua của nhà trường, tham gia đội tự quản của trường; tự kiểm tra đánh giá kết quả thi đua hàng tuần; tự tổ chức các cuộc họp lớp, mở câu lạc bộ, hội thi, hội thảo, hội trại, các hoạt động vui chơi giải trí; tự tổ chức các buổi lao động vệ sinh định kỳ, lao động tình nguyện, tự đề xuất ý kiến, đề ra các biện pháp xây dựng các phong trào thi đua của lớp; tự tổ chức cho tập thể lớp tham gia các phong trào tình nguyện của Đội, Đoàn, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện,…

- Hiệu trưởng phải chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận liên quan thực hiện đầy đủ chức năng cố vấn cho hoạt động tự quản của học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp thay mặt Hiệu trưởng hướng dẫn chỉ đạo các hoạt động tự quản của tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách Đội và các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường giúp học sinh tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cuốn hút học sinh vào các hoạt động tập thể. Việc tổ chức các hoạt động phải kết hợp với vui chơi giải trí. Bằng mọi hình thức giáo dục khác nhau giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp phải tạo dựng ở học sinh niềm tin, ước mơ hoài bão vươn lên làm chủ cuộc sống học tập lao động của bản thân và cống hiến cho xã hội. Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi kiểm tra đánh giá hoạt động tự quản giúp tập thể học sinh, điều chỉnh sai sót lệch lạc. Thông qua hoạt động tập thể giáo dục cho học sinh biết gắn động cơ phấn đấu của cá nhân với mục tiêu tiến bộ của tập thể lớp, cá nhân học sinh phải thường xuyên nâng cao ý thức tự giáo dục, có ý thức hướng nghiệp.

Trong mỗi hoạt động của lớp, giáo viên chủ nhiệm phải phát hiện được ‘‘thủ lĩnh’’ của từng nhóm học sinh. Những học sinh này có thể tập làm người chỉ huy điều hành với sự ủng hộ tích cực của tập thể lớp. Tạo được sự hứng thú, tự tin là điều kiện quan trọng để lôi cuốn mọi học sinh tự giác chủ động

sáng tạo trong các hoạt động tập thể. Vì vậy phải biểu dương khen thưởng kịp thời các gương điển hình, khuyến khích bảo vệ bồi dưỡng các nhân tố tích cực. Ngoài việc rèn luyện đạo đức trong môi trường nhà trường học sinh còn phải rèn luyện đạo đức trong môi trường gia đình, môi trường xã hội. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với địa phương và gia đình; tổ chức mạng lưới cán bộ lớp, tổ, hình thành các nhóm sinh hoạt tập thể tại địa phương giúp nhau tự rèn luyện đạo đức ở gia đình và ngoài xã hội.

Thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt thứ 7 hàng tuần là các thời điểm quan trọng dành cho học sinh thực hiện các hoạt động tự quản. Các em còn thực hiện tự quản trong các buổi lao động, trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi giải trí.

Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng quy trình sinh hoạt lớp linh hoạt, dành nhiều thời gian cho học sinh tự điều khiển, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò cố vấn hướng dẫn học sinh trong tiết sinh hoạt lớp.

Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên hệ với gia đình phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh tiến hành các phương pháp giáo dục, quản lý hoạt động tự học, tự rèn luyện của học sinh ở nhà.

Để phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp cần phải tổ chức các hoạt động phù hợp tâm lý lứa tuổi, tạo mọi điều kiện để học sinh phát huy năng lực, xây dựng quy mô hoạt động phù hợp với khả năng học sinh, thường xuyên có vai trò cố vấn của giáo viên.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 83)