Thực trạng sử dụng các biện pháp để GDĐĐ cho học sinh.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 58)

Khi khảo sát mức độ sử dụng các biện pháp GDĐĐ cho học sinh, chúng tôi thăm dò ý kiến của 100 cán bộ giáo viên.

Từ bảng 2.12 (phụ lục 1) chúng tôi nhận thấy một số biện pháp được cho là thường xuyên sử dụng là: Phát động thi đua để học sinh phấn đấu, rèn luyện (xếp bậc 1); Phổ biến nội quy đầu năm học để học sinh thực hiện (xếp bậc 2); GVCN kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn, (xếp bậc 3); Ban giám hiệu kết hợp với Đội TN, GVCN, GVBM, để GDĐĐ cho học sinh (xếp bậc 4); Khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh (xếp bậc 5); Nêu gương người tốt việc tốt (xếp bậc 6); Giáo dục học sinh cá biệt (xếp bậc 7); và Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để GDĐĐ HS (xếp bậc 8). Riêng Nâng cao nhận thức, vai trò vị trí GDĐĐ (xếp bậc 9). Đây là biện pháp vô cùng quan trọng lẽ ra xếp bậc 1 nhưng thực chất các trường thực hiện chưa được tốt; chưa thường xuyên mở lớp đào tạo bồi dưỡng, nói chuyện về chuyên đề để nâng cao nhận thức của đội ngũ GV, phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý GDĐĐ cho HS. Một số biện pháp vô cùng quan trọng có tác dụng lớn trong GDĐĐ cho HS nhưng chưa được sử dụng thường xuyên, điểm TB quá thấp, đáng lưu ý là: Tổ chức nói chuyện về GDĐĐ cho HS (1.62 xếp thứ 15); Đổi mới việc đánh giá kết quả rèn luyện của HS cho phù hợp tình hình thực tế (1.94 xếp thứ 14); Bồi dưỡng đội ngũ làm công tác GDĐĐ (2.19 xếp thứ 13); Kết hợp Công an, chính quyền địa phương (2.21 xếp thứ 12); Xây dựng tập thể HS tự quản (2.31 xếp thứ 11); và Kết hợp với Hội PHHS để

GDĐĐ HS (2.38 xếp thứ 10) … từ những vấn đề này ta thấy rằng GVCN là người trực tiếp quản lý GDĐĐ cho HS, thực tế các trường tổ chức họp GVCN (tổ chủ nhiệm) ít; chưa có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho GVCN. Nếu được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm chủ nhiệm thì sẽ nâng cao được hiệu quả GDĐĐ cho HS. Riêng về tổ chức nói chuyện GDĐĐ cho HS, biện pháp này hầu như các trường không sử dụng, do không có kinh phí, không có thời gian, không gian… trong bối cảnh hiện nay nói chuyện cho thanh thiếu niên về lý tưởng sống, động cơ, thái độ, đạo đức, tình cảm là vô cùng quan trọng, cần thiết, góp phần nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức ở học sinh THCS.

Như vậy công tác GDĐĐ HS ở các trường THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương chủ yếu vẫn là dùng các biện pháp hành chính, nặng về yêu cầu HS thực hiện một cách bắt buộc, chưa phong phú, linh hoạt, cần phải quan tâm hơn nữa về việc nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, HS về GDĐĐ; bồi dưỡng đội ngũ GVCN, xây dựng tập thể học sinh tự quản và phải có tự phối hợp tốt giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ học sinh.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w