7 Đánh giá, khen thưởng chưa khách quan kịp thời 51 51
2.4.1. Những ưu điểm và hạn chế 1 Ưu điểm.
2.4.1.1. Ưu điểm.
Nhìn chung học sinh THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức, được sự giáo dục của nhà
trường, gia đình và xã hội đa số các em đều có phẩm chất đạo đức tốt như: kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, đoàn kết thân ái, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và người thân xung quanh, có lối sống lành mạnh, khiêm tốn học hỏi, tự giác, tích cực học tập, có ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy trường lớp, biết tuân theo pháp luật, tuân theo những quy định của cuộc sống, xã hội và cộng đồng. Nhiều em có ý thức vươn lên để tự khẳng định mình trong học tập và cuộc sống, không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, nhân cách để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Các trường THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong quá trình giáo dục toàn diện, nên đã có một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng GDĐĐ cho học sinh.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã trực tiếp học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh qua những buổi học chính trị, sinh hoạt, học tập nội quy, điều lệ trường PT, quy định khen thưởng kỷ luật, đánh giá xếp loại học sinh. Xuyên suốt trong năm học nhà trường quản lý GDĐĐ cho học sinh thông qua con đường dạy học, thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thông qua sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường triển khai kế hoạch GDĐĐ cho cán bộ quản lý, giáo viên, GVCN, Đội TNTP Hồ Chí Minh… liên tục phát động thi đua để các tập thể lớp và cá nhân học sinh tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức trong nhà trường.
2.4.1.2. Hạn chế.
Những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà còn nhiều bất cập, chất lượng GDĐT còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, công tác GDĐĐ cho HS còn hạn chế, các trường chủ yếu chú trọng giáo dục trí dục,
chưa quan tâm đúng mức đến mặt đức dục, nội dung GDĐĐ thiên về kiến thức mà xem nhẹ việc rèn ý thức, thái độ, hành vi cho HS. Trong khi quản lý hoạt động GDĐĐ ngoài giờ lên lớp của nhà trường mới chỉ dừng lại ở kế hoạch tổng thể, tức là lựa chọn những ngày lễ lớn, để tổ chức hoạt động giáo dục, chưa cụ thể hóa các hình thức tổ chức có tính sáng tạo. Các hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, có chiều sâu để cuốn hút học sinh và nâng cao nhận thức sâu sắc, tình cảm và niềm tin mạnh mẽ để hình thành và phát triển những hành vi đạo đức, chuẩn mực đạo đức cần có.
Sự phối hợp của các lực lượng chưa đồng bộ, thiếu sự nhất quán giữa nhà trường và các đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh, nhất là các bậc cha mẹ học sinh chưa nhận thức rõ được mục tiêu, nội dung GDĐĐ và các biện pháp GDĐĐ để cùng cộng đồng trách nhiệm trong quá trình GDĐĐ cho học sinh.