Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã thăm dò ý kiến 100 CBGV và HS, câu hỏi đặt ra là: “Nhà trường đã GDĐĐ cho học sinh thông qua những hoạt động nào dưới đây?”
Kết quả thu được ở bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11: Các hình thức GDĐĐ cho học sinh.
STT Các hình thức GDĐĐ cho học sinh Số lượng Tỷ lệ %
1 GDĐĐ thông qua các bài giảng GDCD 100 100,0 2 GDĐĐ thông qua bài giảng các bộ môn 81 81,0 3 GDĐĐ qua học tập, nội quy, trường lớp 98 98,0 4 GDĐĐ qua sinh hoạt lớp, hoạt động Đội 89 89,0
5 GDĐĐ qua hoạt động VHVN, TDTT 63 63,0
6 GDĐĐ qua hoạt động XH, từ thiện 57 57,0
7 GDĐĐ qua hoạt động thời sự, chính trị 47 47,0 Nhìn kết quả ở bảng 2.11, chúng tôi thấy việc GDĐĐ cho học sinh THCS chủ yếu thông qua hình thức dạy học chính khóa: Qua bộ môn GDCD (100%); qua học tập nội quy, trường lớp (98,0%); qua sinh hoạt lớp, Đoàn, Đội (89,0%), qua bài giảng các bộ môn (81,0%); qua hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (63,0%), hoạt động XH từ thiện (57,0%).
Qua kết quả điều tra trên chúng tôi thấy việc GDĐĐ cho HS THCS chủ yếu thông qua các hoạt động giảng dạy học tập nội quy nhà trường sinh hoạt đoàn thể trong đó có vai trò của thầy cô giáo, GVCN và tổ chức Đội. Còn các hoạt động ngoài giờ lên lớp ít được chú trọng; HĐGDNGLL có khả năng giáo dục to lớn làm nảy sinh năng lực, phẩm chất tình cảm mới làm phát triển năng lực thiên hướng phẩm chất tốt đẹp ở HS. Do vậy chúng ta cần phải tiếp tục đổi mới các hình thức giáo dục qua các hoạt động phối hợp nhiều hình thức hoạt động khác nhau, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý HS THCS.
Thực tế các trường THCS vùng ven biển huyện Quảng Xương, hình thức GDĐĐ học sinh chưa phong phú, còn nặng nề giáo dục giáo huấn, cần phải có nhiều hình thức GDĐĐ phong phú, đa dạng, kết hợp với thực tiễn hoạt động, giữa chính khóa và ngoại khoá để lôi cuốn, hấp dẫn học sinh tham gia tự rèn luyện mình và để nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho học sinh.