Với Bộ giáo dục và đào tạo:

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 109 - 111)

- Thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường; thi viết, vẽ, hát ca ngợ

2.1.Với Bộ giáo dục và đào tạo:

- Biên soạn, xuất bản thêm nhiều sách, tài liệu tham khảo về nội dung, biện pháp GDĐĐ HS phù hợp với giai đoạn hiện nay cho CBQL, GVCN, phụ huynh.

- Cần xây dựng quy chế về sự thống nhất phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm huy động các lực lượng cùng tham gia GDĐĐ cho học sinh.

- Cần xây dựng hệ thống văn bản pháp quy chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện thường xuyên, triệt để, đạt hiệu quả 4 nội dung của cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

2.2.Với Sở GD&ĐT Thanh Hóa; Phòng GD&ĐT Huyện quảng Xương

kế hoạch thường kỳ chỉ đạo, kiểm tra công tác GDĐĐ học sinh; xem việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ ngang bằng, thậm chí là yêu cầu cao hơn các môn văn hóa.

- Xây dựng và chỉ đạo điểm mô hình về công tác GDĐĐ cho học sinh ở một số trường đại diện cho đặc thù của môi trường XH, từ đó đúc rút kinh nghiệm, phổ biến và nhân rộng ở các trường có điều kiện tương tự.

- Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ và năng lực tổ chức công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là HS THCS.

- Tổ chức các đợt kiểm tra chuyên đề về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Hằng năm có tổ chức báo cáo, đánh giá rút kinh nghiệm. Có tuyên dương khen thưởng những tập thể cá nhân làm tốt công tác này.

2.3.Với các trường THCS:

- Cần đưa nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh quan trọng ngang tầm với giáo dục văn hóa.

- Đưa kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh vào kế hoạch chung của nhà trường.

- Kiện toàn bộ máy ban chỉ đạo GDĐĐ; xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho học sinh.

- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động GDĐĐ; thường xuyên kiểm tra, đánh giá theo định kỳ về công tác GDĐĐ học sinh, từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác này.

- Hưởng ứng triệt để cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, có phần thưởng xứng đáng cho những cá nhân tích cực.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 109 - 111)