Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXIII trình Đại hội đại biểu lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2010-2015 [7] [8] đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục như sau :
- Phát triển hệ thống GD-ĐT toàn diện và thống nhất bao gồm giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, dạy nghề, giáo dục thường xuyên.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình trường lớp và nguồn vốn phát triển giáo dục.
- Xây dựng đội ngũ CBQL và GV các cấp học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn theo quy định.
- Tăng cường xây dựng CSVC cho các trường học, chú ý phát triển các phòng học bộ môn, thư viện, phòng chức năng .
- Xây dựng xã hội học tập, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân học tập và học tập suốt đời [7].
- Tập trung thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện. Chú trọng nâng cao chất lượng bộ môn giáo dục công dân và giáo dục thể chất, an toàn giao thông, phòng chống matúy – Aids. Làm tốt công tác hướng nghiệp và định hướng nghề. Thực hiện xã hội hoá để phát triển giáo dục toàn diện. Từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở [7].
Kết luận chương 1
Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, những quy tắc của xã hội, nhằm điêu chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Cấu trúc nhân cách gồm hai yếu tố là " tài " và" đức" trong đó " đức" là gốc nền tảng cho sự phát triển của nhân cách con người.
Do đó, GDĐĐ cho thế hệ trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vịêc hình thành nhân cách toàn diện học sinh. GDĐĐ cho HS là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi an toàn xã hội quan tâm. Trong đó, nhà trường giữ vai trò chủ đạo.
Để GDĐĐ cho HS THCS đạt hiệu quả cao, nhà QLGD trước hết phải nhận thức sâu sắc rằng trong các mặt giáo dục thì GDĐĐ giữ vị trí hết sức quan trọng. Từ đó, hiệu trưởng phải QL công tác này một cách toàn diện, khoa học. Cụ thể, hiệu trưởng phải quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện GDĐĐ. Ngoài ra, hiệu trưởng phải nắm được các yếu tố tác động đến công tác GDĐĐ cho HS như: pháp lụât, giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, quá trình tự giáo dục cho học sinh, chất lượng đội ngũ GV, hoạt động của Đoàn, Đội... đồng thời công tác GDĐĐ cho HS phải được hiệu trưởng kế hoạch hoá, đưa ra nề nếp, thực hiện một cách thường xuyên,
bằng nhiều con đường, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
Các biện pháp GDĐĐ muốn khả thi phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở lý luận và thực tiễn. Do đó, ngoài việc xác lập cơ sở lý luận, hiệu trưởng tất yếu phải điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng đạo đức của HS, thực trạng GDĐĐ cho HS THCS và thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho HS.
Chương 2: