Viết là tiếng nói của đất nớc và con ngờ

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 40 - 45)

Suy nghĩ về nghề văn, Bảo Ninh nói: "nhà văn, nghề văn có nhiệm vụ nói lên tiếng lòng của nhân dân, đất nớc mình". Trong Nỗi buồn chiến tranh, đan cài hai câu chuyện trong một câu chuyện, với cấu trúc trần thuật kép, tác phẩm còn có một tuyến chủ đề quan trọng nữa là sứ mệnh viết văn của nhà văn. Bảo Ninh đã hơn một lần để cho nhân vật chính trong tiểu thuyết của mình tên Kiên - cũng là một nhà văn ý thức đợc sứ mệnh đặc biệt của mình khi cầm bút. Sứ mệnh của một ngời cầm bút viết văn để nói lên tiếng nói cho thân phận con ng- ời, thân phận tình yêu của cả một thế hệ lính chiến "một đêm nh thế vào mùa xuân năm ấy, anh đã cảm nhận đợc thiên mệnh của đời mình, sống ngợc trở lại, lần tìm trở lại con đờng của mối tình xa, chiến đấu lại cuộc chiến đấu. Tất nhiên, anh cha nghĩ ngay rằng đấy là một thiên mệnh, chỉ coi là một lối thoát. Kể lại, viết lại, làm sống lại những linh hồn đã mai một, những tình yêu đã tàn phai, bừng sáng lại những giấc mộng xa. Đó là con đờng cứu rỗi của Kiên... suốt đêm ấy, giữa mớ đồ đạc và bàn ghế tồi tàn, giữa bốn bức tờng tróc lở, những sách báo chồng chất trên sàn nhà bụi bặm, nứt nẻ, những vỏ chai lăn lóc, ... anh đã viết một mạch trọn vẹn với thần hứng không bao giờ còn có lại - thiên truyện đầu tiên trong đời, làm sống dậy một cách đặc biệt tàn nhẫn trận tử

chiến Truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh" [60, 91-92].

Thiên truyện đầu tiên trong cuộc đời Kiên, giữa lúc kí ức chiến tranh hoàn toàn hiện lên trớc mắt anh nh một phép màu đã làm "sống dậy một cách đặc biệt tàn nhẫn trận tử chiến Truông Gọi Hồn", trận đánh xóa sổ hoàn toàn phiên hiệu tiểu đoàn 27 của anh. Và chính từ tác phẩm đầu tay ấy, sự tồn tại của Kiên giữa cuộc đời gắn chặt với một sứ mệnh thiêng liêng, mà ít ai cảm nhận đợc: Sứ mệnh của một con ngời lên tiếng vì thân phận của những ngời lính đi qua vùng xoáy của chiến tranh.

Nhng một câu hỏi đợc đặt ra là tại sao thiên mệnh thiêng liêng kia lại đ- ợc trao vào tay một "nhà văn phờng" nh Kiên? Yếu tố nào đã hình thành nên t cách nhà văn nơi Kiên? Phải chăng, vì trớc hết anh mang trong mình một phẩm chất, tâm hồn kì lạ. Anh là con ngời nhạy cảm đợc sinh ra trong một "dòng họ quẫn trí"; "cái lối văn chơng mất ngủ, văn chơng nh thể tự thiêu của Kiên có nét bẩm sinh, dờng nh nó là một thứ di căn, một thể biến tớng của chứng mộng du và hão huyền di truyền theo đằng nội đã nhập vào anh từ thuở lọt lòng... tay mỏi mệt, run lên, tim nh rách dần cả hai buồng phổi nghẹt khói thuốc, miệng khô đắng, cổ tắc lại nấc, anh cắm đầu viết..." [60, 91].

Quá trình viết văn của Kiên, có cảm giác tơng tự nh anh đang dốc tất cả sức lực tinh thần của mình ra để viết: "mỗi buổi tối, trớc khi ngồi vào bàn giở bản thảo ra, bao giờ Kiên cũng cố gắng chuẩn bị cho mình một tâm trạng thích hợp, anh cố tách bạch từng cảm xúc, cố định hình các vấn đề phức tạp nh là phác sẵn ra trong đầu từng trang và từng trờng đoạn cần phải viết xong trong một thời gian nhất định... Thế nhng, thờng thờng đà viết đã cuốn trôi đi hết mọi dự định, hoặc xáo trộn lên, làm mất trình tự và mạch lạc mà Kiên mong muốn. Khi đọc lớt lại bản thảo, anh ngỡ ngàng và kinh hãi thấy điều mà mình vừa khẳng định ở trang trớc bị phủ định ở những trang tiếp theo. Và các nhân vật của anh không ngừng tự mâu thuẫn. Tuồng nh càng suy nghĩ anh càng trợt nhanh khỏi vấn đề anh trăn trở. Nhiều đêm ngồi bên bàn viết, anh miệt mài đeo

đuổi một ý tởng nào đó, bám theo từng dòng, từng trang, vật vã với nó, dằn vặt đầu óc bởi nó, để rồi rốt cuộc chợt nhận thấy rằng hoá ra là nói chung mình chẳng có một ý tởng nào cả... hoàn toàn mờ mịt ở ngoài tâm hồn, tuồng nh nó lạc sâu trong miền bất khả tri của cõi lòng, miền của những bí quyết và năng lực tinh thần có thể là bẩm sinh song có thể chẳng bao giờ bộc lộ, mãi mãi chỉ là tiềm ẩn. Anh viết ra dờng nh chỉ để mà huỷ,... gạch, xoá, gạch, xoá và xé, xé sạch, rồi lại cặm cụi viết... Anh tuyệt vọng nhng không khi nào là hoàn toàn tuyệt vọng. Anh viết, anh chờ đợi, rồi lại viết, lại chờ đợi, nôn nóng, căng thẳng đầy những kích động thái quá của nội tâm, sống một mình với cảm xúc... nhng vẫn linh cảm về những thành quả sẽ tới với quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình" [60, 53].

Hoàng Ngọc Hiến khi đọc Thân phân của tình yêu đã viết: "Trong truyện của Bảo Ninh, niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật luôn có sự chập chờn giữa đợc và mất, tin tởng và nghi ngờ, hạnh phúc và đau khổ, hy vọng và tuyệt vọng... một sự chập chờn đầy rẫy bất trắc và phi lý khiến ngời trong cuộc không thể không tin vào một thiên mệnh thiêng liêng, cao cả, vô danh và tuyệt đối bí ẩn. Không ai cấm nhà tiểu thuyết làm siêu hình học, và đây là một lĩnh vực mới mẻ với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại mà Bảo Ninh đã mạnh dạn bớc vào" [30, 281].

Nguồn cảm hứng sáng tác đam mê văn chơng của Kiên là cả một nghịch lý. Để vợt qua cơn khủng hoảng "hậu chiến", mong có lại lòng tin và tình yêu cuộc sống, Kiên không hớng về tơng lai mà anh lần tìm trở về quá khứ. Với Kiên, ký ức tình yêu và ký ức chiến tranh kết thành sinh lực và thi hứng giúp anh thoát khỏi cái tầm thờng bi đát của số phận sau chiến tranh. Kiên viết văn nh một sứ mệnh để tâm hồn mãi đợc sống trong mùa xuân của những tình cảm mà ngày nay đã mai một hoặc đã già cỗi và biến tớng.

Một yếu tố nữa giúp Kiên hoàn thành trọn vẹn t cách nhà văn, khiến anh trở thành ngời gánh vác "thiên mệnh" đặc biệt kia chính là số phận may mắn của

anh. Kiên là một trong số ít ngời còn sống sót sau chiến tranh, vừa là một chứng nhân vừa là một nạn nhân của cuộc chiến. Bởi thế, viết văn đối với anh là dịp để trả món nợ lòng, để anh có cơ hội nói lên tất cả những gì mình suy ngẫm và trải nghiệm trong suốt chiều dài lịch sử mà anh đã kinh qua.

Ngòi bút Bảo Ninh khá thành công khi đi vào ngõ ngách tâm hồn và cũng là dòng tâm lý đầy phức tạp của nhân vật Kiên. Đầu tiên là sự hồi tởng của Kiên về mùa khô sau chiến tranh, và khi chiến tranh kết thúc, Kiên may mắn sống sót trở về, nhng tâm lý con ngời trong anh thì sao? "Tâm hồn tôi đã ngng bớc lại ở những ngày tháng ấy chứ không tài nào đổi đời nổi nh là bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác. Tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẫn khuất... Ôi năm tháng của tôi. Suốt đêm nớc mắt tôi ớt đẫm gối bởi nhớ nhung, bởi thơng tiếc và cay đắng ngậm ngùi" [60, 58].

Bảo Ninh rất tinh tế khi để cho nhân vật Kiên triền miên trong hồi ức tìm lại những cảm giác sáng tạo văn chơng của mình, viết ra những trang tiểu thuyết kể về cuộc chiến đã qua, những tình yêu đã tàn phai theo năm tháng. "Nhiều đêm ngồi bên bàn viết, anh miệt mài theo đuổi một ý tởng nào đó. Để rồi rốt cuộc chợt nhận thấy rằng hoá ra vẫn là một cái gì hoàn toàn mờ mịt, vẫn nằm ngoài bản thảo, ở ngoài tầm với trong tâm hồn anh. Dờng nh nó vẫn lạc sâu trong miền bất khả tri của cõi lòng, miền của những bí quyết và năng lực tinh thần có thể là bẩm sinh song rất có thể chẳng bao giờ bộc lộ, mãi mãi chỉ là tiềm ẩn" [60, 54].

Nỗi buồn chiến tranh là hành trình đau đớn của một số phận kỳ dị đi tìm lại quá khứ của mình. Số phận của Kiên giống nh một thứ lực ly tâm hất văng những ngời thân nhất ra khỏi cuộc đời anh. Có thể nói, cuộc đời hậu chiến của anh bị cuốn theo vòng quay của việc "đi tìm thời gian đã mất". Song song với hành trình tâm tởng tìm về ký ức là cuộc hành trình sáng tạo văn chơng của nhân vật Kiên. Mạch vận động này đợc khởi phát từ những thôi thúc nội tâm và trách nhiệm của ngời còn sống gắn liền với thiên mệnh của cuộc đời, một cách

viết xung đột với tất cả những tín điều văn chơng mà Kiên vẫn tin tởng và theo đuổi. Chỉ đến những phần cuối cùng của thiên truyện thì thiên chức ấy mới đợc biểu hiện trong một sự nhận thức toàn vẹn những chân lý về chiến tranh trong cuộc đời hậu chiến và ý nghĩa thực sự của nó. Không phải vô lý khi Kiên thừa nhận cuốn tiểu thuyết đầu tay cực kỳ bấp bênh và vô cùng dang dở này nh là cuộc phiêu lu cuối cùng trong cả cuộc đời làm lính của anh, đồng thời là một thách thức lớn đối với sự sinh tồn của anh, không chỉ trên t cách một ngời cầm bút.

Với Kiên - một ngời sống sót qua cuộc chiến, sống nghĩa là mang món nợ với những ngời đã khuất, đúng nh anh thú nhận "thực ra thì trong chiến tranh Kiên đợc hởng nhiều may mắn hơn thời bình, bởi vì trong chiến tranh anh đợc sống, chiến đấu, trởng thành bên những ngời đồng chí. Tuy nhiên, giá của sự may mắn ấy là anh đã lần lợt mất hết những ngời bạn, ngời anh em, ngời đồng đội chí thiết nhất. Họ bị giết ngay trớc mắt Kiên hoặc là đã chết trong vòng tay của anh. Nhiều ngời đã chết để gỡ cho tính mạng Kiên, nhiều ngời hy sinh bởi lỗi lầm của anh". Và nh vậy, đối với anh, sống gắn liền với trách nhiệm nói thay lời trăng trối của những ngời đã chết trong chiến tranh "những đồng đội thân yêu và ruột thịt, vô số và vô danh, những liệt sỹ của lòng dân, đã làm sáng danh đất nớc này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến". Để làm nên tiếng nói chung của một thời đại đau thơng nhng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhng chan chứa tình ngời, không bị chìm vào quên lãng và sự vô tình của nền hoà bình thản nhiên hậu chiến. Thiên mệnh ấy chính là sức mạnh duy nhất duy trì cuộc sống của Kiên, níu kéo anh lại với đời trong những phút giây cận kề cái chết và sự suy sụp tinh thần. Công cụ duy nhất của anh để thực hiện chức năng ấy là văn chơng. Đó là con đờng khiến cho Kiên trở thành một nhà văn "tồn tại đến chót đời với t cách là một cấy bút của những ngời đã hy sinh, là nhà tiên tri của những năm tháng đã qua, ngời báo trớc thời quá khứ". Thiên chức văn chơng trong quan niệm của Kiên cũng chính là thiên chức cuộc đời.

Từ những đổi mới về t duy, quan niệm nghệ thuật mới về con ngời, Bảo Ninh đã đi đến tận cùng chiều sâu khái quát, mở rộng ý nghĩa biểu đạt những quan niệm nghệ thuật sáng tạo văn chơng sang một biên độ tiếp cận mới.

Chơng 2

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w