Cái chết của kẻ thù

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 51 - 52)

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

2.1.3. Cái chết của kẻ thù

Bảo Ninh không chỉ viết về sự hi sinh của ngời lính cách mạng mà ông còn miêu tả cái chết của ngời lính bên kia chiến tuyến. Họ cũng là những nạn nhân của chiến tranh. Nếu nh văn học Việt Nam 1945 - 1975 miêu tả cái chết của kẻ thù với thái độ khinh bỉ, dùng những từ mang sắc thái biểu hiện cái chết nh: "toi", "ngoẻo"... dành cho họ những cái chết đớn hèn thì trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh miêu tả cái chết của họ cũng giống nh những ngời lính bình thờng. Nhà văn nói về sự mất đi của họ với một tấm lòng xót thơng, đồng cảm cho thân phận "con sâu cái kiến" của những ngời cầm súng trong chiến tranh.

Chứng kiến cái chết khủng khiếp, thơng tâm của tên lính nguỵ trong trận ma hoà máu ở chân đèo Thăng Thiên. Phán - trinh sát trung đoàn 24 luôn mang bên mình nỗi dằn vặt, day dứt về cái chết của tên lính nguỵ: "bao nhiêu năm

qua, cứ nhìn cảnh ma lũ là tim tôi lại nh bị thọc dùi. Tôi nhớ con ngời ấy, nhớ tới sự ngu ngốc, tàn bạo của tôi. Thà rằng, tôi cứ giết ngay phứt anh ta, đằng này... là ngời thì không ai phải chịu nhục hình nh tôi đã bắt anh ta phải chịu" [60, 119].

Cái chết của những ngời lính nguỵ dần theo năm tháng trở thành nỗi ám ảnh trong ký ức của Phán và Kiên. Họ là những con ngời cũng bị dày xéo, làm nhục bởi cỗ máy tàn bạo của chiến tranh. Cái cỗ máy mà họ là tội nhân nhng cũng là nạn nhân, một mắt xích quan trọng giúp vận hành nó. Ngời phụ nữ ở sân bay Tân Sơn Nhất mà Kiên gặp gỡ trong những giây phút đầu tiên của hoà bình gieo vào lòng anh một niềm thơng cảm nh là niềm thơng nhớ. "Tuồng nh cô gái ở sân bay Tân Sơn Nhất ấy, với Kiên không phải là tử thi. Mà thật sự là một ngời đàn bà anh đợc gặp một lần duy nhất vào một ngày tuyệt đối không ai có thể quên nổi, để lại một bóng hình thơng tâm, mật thiết mãi mãi chẳng tàn phai" [60, 139-140]. Con ngời ấy bị giết chết, thân thể bị lăng nhục, bị chính Kiên cùng đồng đội khinh rẻ, nhổ toẹt. Đêm hoà bình đầu tiên, Kiên không thấy cảm giác vui sớng ngập tràn mà chỉ thấy hoàn toàn cô đơn trơ trọi, bóng hình khủng khiếp loã lồ của cô gái vẫn còn hiện lên trong niềm thơng xót não nề của anh và anh trò chuyện, an ủi cô bằng nỗi niềm đồng cảm giữa con ngời với con ngời.

Dành những trang viết đầy lòng cảm thông, nghiêng xuống từng thân phận cụ thể của ngời lính, Bảo Ninh không hề rơi vào việc lầm lẫn bạn - thù. Những trang viết ấy của anh đã đi vào chiều sâu nhân bản đối với thân phận mỗi con ngời trong chiến tranh cũng nh trong thời hậu chiến.

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w