Tiếng gọi của những giấc mơ

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 67 - 74)

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

3.2.2.Tiếng gọi của những giấc mơ

Nỗi buồn chiến tranh là tác phẩm tốt nghiệp xuất sắc để đời của Bảo Ninh, toàn bộ chiều sâu của cuốn tiểu thuyết là niềm khắc khoải khôn nguôi của một ngời lính bớc ra từ cuộc chiến tranh khắc nghiệt ấy. Với độ lùi của thời gian cần thiết để nhìn về quá khứ hiện lên trong tác phẩm là một câu hỏi nhức buốt. Chiến tranh đã để lại gì khi con ngời bớc ra khỏi vòng xoáy dữ dội của nó?

Cuốn tiểu thuyết đợc thêu dệt nên bằng hàng loạt những giấc mơ đứt nối, những hồi tởng gấp khúc, hỗn loạn. Qua những trạng thái phân lập và hoang t- ởng của ký ức, chiến tranh đợc hiện lên với những gam màu chói gắt, máu, lửa, tiếng gầm rú của xe tăng, của đại liên khạc đạn và cái chết bao phủ dày đặc. Thích hợp với những giấc mơ, những hồi ức dữ dội ấy là hình ảnh của bóng đêm, của những trận ma rừng không ngớt, những không gian màu xám, những cảnh tợng nhoè mờ, h ảo. Trong Nỗi buồn chiến tranh, tuyến chủ đề chiến tranh hoà quyện với chủ đề tình yêu làm thành cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Những nhịp mạnh xen kẽ kết thành một tổng thể mang tính triết lý về ký ức, điều này gọi nhớ Đi tìm thời gian đã mất của M. Proust là "thời gian lại tìm

thấy". Hành động sáng tạo văn chơng viết lại, kể lại, làm sống dậy những linh hồn đã mai một, những tình yêu đã tàn phai. Đó là con đờng cứu rỗi của Kiên. Hoàng Ngọc Hiến khi đọc Nỗi buồn chiến tranh đã viết: "cuốn tiểu thuyết sẽ nh thế nào nếu tác giả chỉ viết về chiến tranh? Sự lồng ghép giữa chủ đề chiến tranh với chủ đề tình yêu và sáng tạo nghệ thuật. Chí ít cũng đã tránh cho tác giả khỏi đóng vai trò thuần kể và tả, một vai trò dễ tẻ nhạt trong văn xuôi hiện đại" [30, 281].

Nỗi buồn chiến tranh cuốn ngời đọc vào thế giới của những giấc mơ, những ký ức gãy vụn, chắp nối tuỳ tiện, những ám ảnh của chiến trận, của nỗi đau tình yêu tan vỡ, của nỗi buồn thân phận, của những nỗi niềm nuối tiếc đam mê tạo nên d âm về một "nỗi buồn chiến tranh mênh mông cao cả" trong lòng ngời đọc. Đó là thứ nghệ thuật của lòng ngời với những niềm vui, nỗi buồn nguyên khối. Vả chăng, trong cuộc sống này, "niềm vui nh ngọc trai còn nỗi buồn nh biển cả". Văn chơng từ cổ chí kim, những tác phẩm lớn đều là những tác phẩm nói lên một cách chân thành nhất, thậm chí dữ dội nhất nỗi buồn đau trong thân phận và kiếp sống con ngời. Với chất keo ngôn ngữ và kỷ thuật "dòng ý thức" tái hiện lại những trờng hồi ức, Bảo Ninh đã tạo nên một cuốn tiểu thuyết: "vợt ra khỏi sức tởng tợng của ngời Mỹ. Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại Mặt trận phía tây yên tĩnh của Errch Maria Rowmacơ - một cuốn tiểu thuyết viết về những hồi ức, những mất mát, đau khổ của tuổi trẻ bởi chiến tranh, sự mất mát của cái đẹp và câu chuyện tình dang dở cùng với một thành quả lao động sáng tạo nghệ thuật tuyệt đẹp" [43, 299].

Đọc Nỗi buồn chiến tranh, Từ Sơn đánh giá: " Nỗi buồn chiến tranh là một trong những cuốn tiểu thuyết viết hay nhất trong những năm tháng gần đây, có giá trị văn chơng đích thực, có cảm giác nh Bảo Ninh đã rút hết ruột gan ra mà viết. Các trang viết của anh ở trạng thái mộng du, đau đớn, dằn vặt về lẽ sống đẹp trên đời, khiến cho tác phẩm có sức truyền cảm rất mạnh. Nỗi buồn

chiến tranh là sự nhìn lại chiến tranh trong đời thờng hôm nay của một ngời lính. Cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh kêu gọi phải sống nh thế nào cho xứng đáng với sự hi sinh to lớn của đồng bào, đồng chí chúng ta đã nếm trải trong cuộc chiến tranh vừa qua. Dám chắc đây là tâm trạng của số đông những ai đã từng là ngời lính, đã trải qua cuộc sống ở chiến trờng".

Viết về chủ đề nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến tranh nhà văn khắc hoạ: "Phơng thật đẹp, cha của Kiên đốt chiến tranh là bức hoạ bi tráng của cuộc đời nghệ sỹ, ngọn lửa kêu than, ngọn lửa thiêu đốt các bức tranh, thiêu đốt cha và luôn cả đời em". Sau này trải qua cuộc hành trình 10 năm trong bạo lực, Kiên hiểu cuộc sống này và đốt tác phẩm của mình bên ngời con gái câm - một biểu tợng đẹp, một bản sao khác của Phơng. Cô gái câm là một huyền thoại, là sự tái sinh từ các truyền thuyết xa xa của nhân loại. Cô không có lai lịch, cô nh bóng ma, âm thầm, cô độc của một thế giới đóng kín, tuyệt đối im lặng. Với tiểu thuyết của Kiên, cô là "bản nháp" để Kiên viết lần đầu, là ngời duy nhất chứng kiến một cuốn tiểu thuyết đang hình thành trong bóng đêm, trong cơn say, trong điên khùng và mộng mị về ký ức đau thơng. Tức là nỗi buồn tình yêu hoà tan vào nỗi buồn chiến tranh làm nên nỗi buồn sáng tạo nghệ thuật.

Hiện thực trong Nỗi buồn chiến tranh là những năm tháng buồn bã của đám trinh sát qua ký ức còn hằn in trong trí nhớ của Kiên. Đó là những ngày tháng ma triền miên, những ngày im tiếng súng. Đội trinh sát dựng lán ngay trên bờ suối, họ đốt nỗi buồn chiến tranh bằng những cuộc vui chơi "đi săn, đặt bẫy, tổ chức duốc cá và tối tối chơi bài; còn kỳ quái hơn đám trinh sát bọn Kiên ngồi rỗi bày trò phơi sấy, thái nhỏ hoa, lá và rễ hồng ma trộn với sợi thuốc rê", nhờ khói hồng ma tạo ra ảo giác, mộng mị, h ảo. Có thể nhờ khói hồng ma mà quên mọi nông nổi đời lính, quên đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai. Đó là những ngày "trong ma đại bác vang rền nặng nề thúc dội ra ngoài trăm dặm điềm báo trớc một mùa khô hung gở đang áp tới bên trời", rồi nhiều mùa thu não nề, đời sống mục ra. Chiến tranh còn là "cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế

giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con ngời". Đó là nỗi buồn kéo dài từ năm này qua năm khác trong cõi lòng Kiên, một nỗi buồn b- ớc qua chiến tranh mà d âm của nó nh vết thơng lại đau mỗi khi gió trở mùa: "đau buồn là một thể nguyên khối, suốt cuộc đời, liền một mạch từ thuở thơ ấu, qua chiến tranh đến bây giờ" [60, 192].

Với quan điểm tôn trọng sự thật, nói thẳng sự thật khi viết về chiến tranh, Simônốp từng viết:"Tác phẩm viết về chiến tranh mà không viết những đổ máu, khắc nghiệt thì đó là tác phẩm vô đạo đức", còn Batsarap dẫn theo Ngô Thảo thì "mô tả chiến tranh mà chỉ giữ lại những cái anh hùng, vứt bỏ những cái khác có nghĩa là bỏ rơi nhiều bài học chiến tranh. Không miêu tả những chi tiết nặng nề, bi thảm của chiến tranh là xuyên tạc bộ mặt chiến tranh trong ý thức nhân loại". Với ý nghĩa đó, Bảo Ninh qua Nỗi buồn chiến tranh đã cho ngời đọc thấy đợc những tổn thất, hi sinh của những ngời lính trong và sau chiến tranh qua những miền ký ức chân thật.

Chủ đề sáng tạo nghệ thuật viết tiểu thuyết trong Nỗi buồn chiến tranh

còn đợc thể hiện ở việc hoàn thành bản thảo của Kiên - nhà văn cấp phờng, từ ý tởng ban đầu đến những biến thiên, kết thúc và cả số phận của nó qua dòng ý thức miên man trong anh. Nỗi buồn chiến tranh rất giống với một tác phẩm viết theo hình thức tự truyện với ba đặc tính là ớc muốn níu giữ thời gian, thích tìm hiểu mình và ý muốn nắm bắt những gì không có hình hài nh kỷ niệm. Nhng

Nỗi buồn chiến tranh chỉ là một "tự truyện bất thành" do chính tác giả của nó còn cha dám công khai trực diện trớc công chúng và chịu đựng những xôn xao của d luận, cũng nh cơn thịnh nộ của giới cầm quyền khi viết một tác phẩm về chiến tranh không theo quan niệm chính thống. Qua Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh muốn hé lộ cho ngời đọc xem hậu trờng văn học của Kiên với mong muốn ngời đọc sẽ hiểu đợc gánh nặng của kiểm duyệt và không muốn bàn trực tiếp đến hiện tợng này.

Nhà văn Kiên bớc ra khỏi chiến tranh với một nỗi buồn dai dẳng, hoà vào nhịp sống đời thờng nhng anh nh bị bỏ rơi, mang trong mình một mặc cảm lạc

loài của con ngời đi bên lề cuộc sống. Kiên triền miên chìm sâu trong ký ức chiến tranh và bỗng một ngày anh nhận đợc sứ mệnh sáng tạo của mình, phải có trách nhiệm đối với lịch sử, với dân tộc, với anh linh những ngời đã hi sinh. Sứ mệnh cao cả nhất của nhà văn là viết, là sáng tạo và anh coi đó là "thiên chức thiêng liêng huyền bí" của ngời nghệ sỹ. Dù rằng viết văn đối với anh lúc này thật khó nhọc, khổ sở, viết nh đập đầu vào đá, nh là tự tay tớc vụn trái tim mình, lộn trái con ngời mình ra. Sự hồi tởng lại những mảnh vụn, chắp nối của quá khứ khiến anh phải chạm đến những khoảng khuất mà trí nhớ do dự một khi buộc lòng phải chạm đến. Nhng cũng chính vì nhận thức đó mà anh đã vực dậy đợc lòng tin, tình thơng yêu đối với bản thân và đồng loại, xứng đáng là một "cây bút của những ngời đã hi sinh, nhà tiên tri của những năm tháng đã qua, ngời báo tr- ớc quá khứ" [60, 238].

Song, càng triền miên trong hồi tởng anh càng trở nên xa lạ, lạc lỏng giữa cuộc sống đời thờng. Anh viết nh một sự giải thoát, cứu rỗi cho tâm hồn mình, khi số phận của núi bản thảo lộn xộn tơi tả vẫn âm thầm nằm trong bóng tối và để rồi cuối cùng buộc phải tự huỷ vì không còn cách nào khác. Nhà văn ôm sứ mệnh thật lớn lao, một sáng tạo nghệ thuật để sống nhng lại tỏ ra bất lực ngay đối với bản thân mình nên trọn đời phải sống một kiếp cô đơn, tội nghiệp giữa dòng đời hối hả chảy trôi.

Cùng với chủ đề này, Nguyễn Việt Hà đã xây dựng nhà văn Bạch trong

Khải huyền muộn, bất lực trớc tơng lai của nhân vật, bởi chính anh đã ý thức sâu sắc những giới hạn trong cuộc đời và cả trong sáng tạo. Dù rằng về lý thuyết vai trò của nhà văn là sáng tạo, h cấu, thế nhng "cha có một ngời viết văn tử tế nào dám vỗ ngực là mình sẽ sắp xếp đợc cho tơng lai của nhân vật. Trớc một trang viết mới, ngời viết tử tế nào cũng đều tự biết mình đang đứng trớc một cái đầy bất trắc không đoán định đợc" [23, 31].

Viết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh kể lại dòng hồi tởng của Kiên, đồng thời là ngời lính trở về sau chiến tranh với tâm hồn đã mãi "ngng bớc lại ở những ngày tháng ấy". Đó là những ngày tháng đau thơng nhng huy hoàng, bất

hạnh nhng chan chứa tình ngời. Anh đang sống ở thời hiện tại nhng luôn nghĩ về ngày hôm qua với sự thật là tàn phá, đổ nát và huỷ diệt của chiến tranh. Kiên muốn nhìn nó bằng cái nhìn bên trong, từ những "mắt bão" nhng lại triển khai mạch truyện "sau bão". Bằng hồi tởng của mình, anh dựng lại một cuộc chiến của riêng anh. Dĩ nhiên, tiếp xúc với tác phẩm, ngời đọc sẽ nhận ra đây là ý đồ nghệ thuật của Bảo Ninh, nhng lại đợc triển khai bởi một nhà văn khác là "tôi" trong thì hiện tại đang nhìn về quá khứ của Kiên. Đây là hình thức đồng hiện tạo nên một vòng tròn đồng tâm trong tác phẩm. Những suy nghĩ của nhân vật có khi trùng khít với chính suy nghĩ của nhà văn. Đây chính là kỹ thuật "dòng ý thức" của Bảo Ninh khi xây dựng cuốn tiểu thuyết này. Ngay lúc bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết đầu tay, Kiên cứ tởng sẽ viết đợc một cách trơn tru, lu loát với một cốt truyện rõ ràng, sự kiện dồn dập, tách bạch về cảm xúc, trình tự thời gian mạch lạc, hệ thống nhân vật phong phú. Thế nhng, đà viết và dòng hồi tởng đã cuốn trôi đi mọi dự định hoặc làm xáo trộn trình tự mạch lạc mà Kiên mong muốn, "ngay từ chơng đầu tiên, cuốn tiểu thuyết của anh đã không theo cốt truyện truyền thống, không gian và thời gian tự ý khuấy đảo không kể gì tới tính hợp lý, bố cục, dòng đời, số phận các nhân vật bị phó mặc cho ngẫu hứng"[60, 54].

Lúc đầu Kiên đã hé lộ hậu trờng văn học của mình làm cho độc giả vừa đọc tác phẩm vừa chứng kiến quá trình suy nghĩ và viết của nhà văn. Cốt truyện do vậy bị cuốn theo dòng tâm trạng của nhân vật, giữa những phần tởng nh có thể nắm bắt, sắp xếp đợc ý tởng, hoá ra cốt truyện lại trở thành bất khả tri nhận trong ý thức ngời cầm bút. Đây là một hiện tợng phân rã cốt truyện. Hiện thực mà Kiên miêu tả không phải từ góc nhìn cận cảnh mà là một cái nhìn xa theo chiều sâu của nó khiến ngời đọc có cảm giác Bảo Ninh và Kiên đang sống lẫn lộn giữa tiểu thuyết và cuộc đời. Dòng hồi ức đã đa nhà văn từ hiện tại lẫn sang quá khứ lúc nào không hay, có lúc nó đợc dẫn bởi những từ chuyển đoạn nh: "hằng bao nhiêu lần"; "hồi ấy"; "Kiên nhớ lại"; "ngời ta kể rằng"; "cách đây

không lâu"... cũng có khi nó lại nhập nhoà vào nhau, đan xen tạo nên những kết cấu lỏng mà chặt, rời rạc mà kết dính, đứt gãy mà liên tục.

Dòng ý thức đợc đẩy lên cao độ qua những giấc mơ, dòng hồi tởng của Kiên, đa Kiên trở lại với Truông Gọi Hồn, với dòng suối, con đờng, với mối tình trong đời đã đi qua và những cánh rừng xa thẳm ngút ngàn, gặp gỡ lại những con ngời từng một thời bền gan chiến đấu, gian truân của đời lính, cùng những cảnh tàn sát đẫm máu lẫn nỗi đau khôn nguôi về thân phận con ngời. Tất cả đều lần lợt hiện ra trong tâm tởng của Kiên nh "những thớc phim quay chậm và những cơn mơ, anh đợc sống thật với chính mình vì khi mơ bao giờ cũng thật hơn, bởi nó là phần sâu nhất của bản ngã" [68, 405].

Có thể nói, trong Nỗi buồn chiến tranh, chủ đề chiến tranh hoà vào chủ đề tình yêu làm thành chủ đề sáng tạo. Những nhịp mạnh xen kẽ kết thành một tổng thể mang tính triết lý về những giấc mơ, những vùng ký ức dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời, những kỷ niệm mãi còn in đọng trong lòng ngời lính đi qua chiến tranh với nỗi buồn bất tận.

Chơng 3

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 67 - 74)