Ngôn ngữ mang màu sắc biểu cảm

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 87 - 90)

Cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết

3.2.1. Ngôn ngữ mang màu sắc biểu cảm

3.2.1.1. Ngôn ngữ địa danh gợi ám ảnh cái chết.

Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh sử dụng hai lớp ngôn ngữ chỉ địa danh gồm: những địa danh địa hình và những địa danh có tên gọi gắn liền với ký ức chiến tranh. Có những lúc, hàng loạt địa danh của vùng đất Tây Nguyên trong những năm tháng khốc liệt lần lợt đợc gợi dậy trong hồi ức vừa thân thiết, gần gũi vừa đau đớn, "mênh mông một Tây Nguyên hung tàn,

cuồn cuộn bụi đỏ lấp trời. Yamơ, Đắc Đam, Sa Thầy, Ngọc Rính Bua, Ngọc Bờ Biêng, Ch Cô Tông... tàn bạo, yêu thơng, hoà lẫn đau khổ, hạnh phúc đồng nhất" [60, 157].

Những địa danh này nh âm vọng một thời máu lửa, của quá khứ còn d ba đến hiện tại thời bình. Thời gian đã không thể làm vết thơng cũ lên da non, trái lại nó còn khoét sâu thêm vào vết thơng nhức nhối trong lòng ngời lính. Bảo Ninh mô tả những địa danh không chỉ gợi ám ảnh về cái chết mà sự ra đời của nócòn gắn liền với ký ức về các sự kiện chiến tranh tàn khốc, đó là Truông Gọi Hồn, Đồi Tử Sỹ, Đồi Xáo Thịt... Truông Gọi Hồn là cái truông núi vô danh đã thành tên gọi cho vô số linh hồn binh sỹ tử vong trong trận đánh tuyệt diệt tiểu đoàn 27 của Kiên. Cái tên gọi mà chỉ nhắc tới thôi đã thấy bao phủ nặng nề cảm giác chết chóc. Những địa danh này xuất hiện rất nhiều trong ký ức của Kiên, theo bớc chân anh đi tìm hài cốt đồng đội. Giữa màn đêm cô đơn, sâu thẳm của rừng đại ngàn vang vọng trong Kiên là tiếng hú cất lên từ đáy sâu tiềm thức, tiếng gọi hồn của những ngời đồng đội đi tìm nhau. Dẫu là cuộc sống thời bình thì những cái tên: Truông Gọi Hồn, Đồi Tử Sỹ, Đồi Xáo Thịt... vẫn gợi trong lòng ngời đọc nỗi ám ảnh về những trận đánh tàn khốc, những cái chết thơng tâm của ngời lính nơi trận mạc.

3.2.1.2. Ngôn ngữ cực tả với gam màu dữ dội

Cùng với lớp ngôn ngữ địa danh gợi ám ảnh cái chết, Bảo Ninh sử dụng lớp từ cực tả với gam màu dữ dội khi viết về chiến tranh, nhất là các trận đánh giữa hai phía. Đúng nh lời nhân vật Kiên và cũng là lời nhà văn Bảo Ninh tự nhận: "Sách của anh đầy rẫy tử thi". Chiến tranh đợc hiện lên qua trang sách của Kiên là: "những trận ma cẳng tay, bàn chân, những đọi máu tung xối, ồng ộc, những mái nhà lợp bằng thây ngời, những cuộc tàn sát lẫn nhau. Để rồi sau đó, cỏ cây vẫn cha lại hồn mà mọc lên nổi... cái chết của Kiên đa dạng, nhiều màu vẻ, giàu sắc khí và sinh động hơn ngời" [60, 113].

Bảo Ninh dờng nh không né tránh miêu tả những xác chết với gam màu dữ dội, trái lại còn khắc hoạ nó đậm đặc ám ảnh bằng vô số chi tiết tả thực, thực đến không thể tả thêm đợc nữa. Đấy là cái chết của Can - một đồng đội cùng đơn vị với Kiên, đào ngũ vì không thể chịu đựng nổi cảnh bắn giết hàng ngày. Can chết trên đờng về quê mẹ, cái xác ốm o lở loét của Can ám ảnh Kiên mỗi khi nhớ tới. Hay là cái chết của những xâu lính Mỹ trẻ măng dới ngách hầm bị tống pháo thủ và những cái xác thản nhiên trơng phình ra trôi nổi trên sông của đám lính dù.

Sự xuất hiện của lớp ngôn ngữ cực tả dữ dội xuất phát từ điểm nhìn của Bảo Ninh khi viết về chiến tranh, "tác giả với t cách hoàn toàn là ngời trong cuộc, không đứng ngoài, đứng trên mà ngắm, mà đứng trong, thậm chí ở tận đáy của cuộc chiến tranh"(Nguyên Ngọc). Và cũng từ đáy cuộc chiến, cuốn tiểu thuyết mang đến cho ngời đọc những góc khuất hiện thực bị chìm lấp đằng sau mặt trái của kỳ tích vĩ đại mà dân tộc ta đã làm nên chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

3.2.1.3. Ngôn ngữ mang màu sắc huyền thoại hoá

Hiện thực trong Nỗi buồn chiến tranh không chỉ đợc tái hiện qua lớp ngôn ngữ địa danh, cực tả mang màu sắc dữ dội, mà còn đợc bao phủ bởi màn sơng màu sắc huyền thoại hoá. Đối với Kiên, "ngời chết mơ hồ sâu xa hơn ngời sống, họ cô đơn, trầm lắng và kì diệu". Linh hồn ngời chết có lúc biến thành âm thanh, giai điệu vang lên trong lòng rừng núi lời ca bi tráng của một thế hệ. Câu chuyện về ngời chết đàn hát ở chân đèo Thăng Thiên, ngôi mộ kết ở thung lũng Mô Rai bên bờ sông Sa Thầy là những câu chuyện đẫm chất huyền thoại hoá về cái chết của ngời lính trong chiến tranh.

Có thể nói, không diễn ra trong đời thực nhng nó lại là những cuộc đối thoại tâm linh giữa ngời còn sống và ngời đã chết. Đêm đêm trong giấc mơ của Kiên lần lợt từng gơng mặt của đồng đội thân yêu hiện về trò chuyện cùng anh, về nỗi đau bất tận của thân phận ngời lính. Thời gian đêm trở thành khoảng thời gian tâm linh xoá nhoà ranh giới của hai cõi (âm - dơng) cách

biệt, nối liền ký ức của ngời lính với nỗi buồn chiến tranh mênh mông da diết. Tính chất mơ hồ h thực, huyền thoại bao phủ lên cái chết những ngời lính. Đó là một lời nhắn nhủ thiết tha của tác giả đối với con ngời hiện tại, hãy đừng quên đi sự có mặt của những ngời lính trong suốt một thời kỳ lịch sử. "Hình nh có bao nhiêu nấm mồ vô danh và những bộ xơng mất lai lịch thì có bấy nhiêu huyền thoại cùng hằng hà dị bản hợp thành kho tàng những truyện truyền kỳ, về sự nghiệp linh thiêng đau khổ của ngời lính chống Mỹ, một sự nghiệp vừa đợc ghi nhớ vĩnh hằng vừa không ngừng bị lãng quên" [60, 115].

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w