Thủ pháp lồng ghép tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 80 - 82)

Cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết

3.1.2. Thủ pháp lồng ghép tiểu thuyết

Thủ pháp lồng ghép tiểu thuyết trong tiểu thuyết là hình thức lắp ghép nh- ng quy mô lắp ghép lớn, có ý nghĩa chi phối đến cấu trúc chiều sâu của tác phẩm. Thủ pháp lồng ghép tiểu thuyết đảm bảo cho tác phẩm nghệ thuật trở thành một cấu trúc đa tầng, đa nghĩa. Việc lồng ghép tiểu thuyết làm cho hiện thực cuộc sống và quan niệm nghệ thuật mới của nhà văn hiện lên trong tác phẩm phong phú, nhiều chiều, biên độ đợc mở rộng toàn diện. Đồng thời đáp ứng đợc nhu cầu tạo trò chơi về mặt văn bản ngữ nghĩa, cấu trúc của nhà văn. Đây là hình thức mới mẻ trong kỹ thuật tạo dựng kết cấu, là cá tính sáng tạo của các nhà văn đơng đại, với các tác phẩm tiêu biểu nh: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà...

Bằng một trò chơi ngôn từ lý thú và hấp dẫn, trong Nỗi buồn chiến tranh

có một cuốn tiểu thuyết lồng trong một cuốn tiểu thuyết khác nói về những tiếng vọng giao thoa huyền bí của chiến tranh, tình yêu và sáng tạo văn chơng nghệ thuật, cùng với hành trình đau đớn của một số phận dị kỳ đi tìm lại quá khứ của mình. Nhờ thủ pháp đồng hiện và kỹ thuật dòng ý thức, ngời đọc nhận thấy có hai câu chuyện lồng ghép vào nhau. Đó là câu chuyện về cuộc đời của một ngời lính trải qua chiến tranh, với nhiều hi sinh, mất mát của tình yêu tuổi 17 và câu chuyện về quá trình sáng tạo nghệ thuật viết văn của một nhà văn "cấp phờng" lồng ghép vào nhau. Khi câu chuyện về quá trình sáng tạo cuốn tiểu thuyết của "nhà văn phờng" Kiên kết thúc thì câu chuyện về cuộc đời anh với hành trình dấn thân vào cuộc chiến và mối tình bất tử với Phơng đầy bi kịch cũng đợc hiện hình trong tởng tợng của độc giả. Bảo Ninh cho nhân vật thờng xuyên sống với những cơn mơ, hỗn độn rối bời. Ông đem đến cho độc giả một cái nhìn mới về chiến tranh, về thân phận tình yêu của ngời lính trở về sau đạn lửa.

Đan cài hai câu chuyện trong một câu chuyện với cấu trúc trần thuật kép,

Nỗi buồn chiến tranh đã tạo ra một chủ đề quan trọng là sứ mệnh viết văn của nhà văn cùng với hành trình tâm tởng tìm về ký ức, là cuộc hành trình của sáng

tạo. Mạch vận động này đợc khởi phát từ phần hai của cuốn tiểu thuyết, từ những thôi thúc nội tâm về cách viết kỳ lạ gắn liền với thiên mệnh của cuộc đời. Nó xung đột với tất cả những tín điều văn chơng mà Kiên vẫn tin tởng và theo đuổi. Chỉ đến những phần cuối cùng của thiên truyện, thì thiên chức ấy mới đợc biểu hiện trong một sự thức nhận toàn vẹn những chân lý về chiến tranh, về trách nhiệm của mình, của ngời sống sót sau chiến tranh cầm bút nói lên tiếng nói cho thân phận những ngời lính chiến. Trong cuộc đời hậu chiến và về ý nghĩa thực sự của ngời viết văn, không phải vô lý khi Kiên thừa nhận: "Cuốn tiểu thuyết đầu tay cực kỳ bấp bênh và vô cùng dang dở này, nh là một cuộc phiêu lu cuối cùng trong cả cuộc đời làm lính, đồng thời là một sự thách thức nghiêm trọng nhất đối với sự sinh tồn, trên t cách một ngời cầm bút".

Thiên mệnh ấy chính là sức mạnh duy nhất duy trì cuộc sống thời hậu chiến của Kiên, níu kéo anh lại với cuộc đời trong những phút giây cận kề cái chết và suy sụp tinh thần. Công cụ duy nhất của anh để thực hiện chức trách ấy là văn chơng. Đó chính là con đờng khiến cho Kiên trở thành một nhà văn "tồn tại đến chót đời với thiên chức là một cây bút của những ngời đã hi sinh, đối với Kiên thiên chức văn chơng cũng chính là thiên chức cuộc đời" [43, 242].

Trần Đình Sử nhận xét: "Nỗi buồn chiến tranh là một cuốn tiểu thuyết về tiểu thuyết, một cuốn tiểu thuyết mà bản thân nhà văn Kiên không tự hoàn thành đợc trớc dòng sông cuộc đời. Anh đã đốt bản thảo để rồi một ngời đàn bà câm cứu nó, và cuối cùng bản thảo dang dở lại đợc một ngời xng là "Tôi" sắp xếp chỉnh lý lại, một ngời đọc hoàn thành. Để viết cuốn tiểu thuyết nhà văn chấp nhận vị trí "nhà văn phờng" một hiện tợng dị biệt, lạc hậu dới mắt ngời hàng phố. Đây là tiểu thuyết về nhà văn, về sự hoàn thành một kiểu nhà văn dự báo những thay đổi đáng kể của ý thức văn học. Không nghi ngờ gì Bảo Ninh đã góp công đáng kể nhiều mặt cho tiểu thuyết Việt Nam đơng đại" [55 - TĐS].

Nỗi buồn chiến tranh mang lại một góc nhìn mới về chiến tranh và ngời lính, bổ sung cho cách nhìn thông thờng. Tác giả đã lộn trái cuộc chiến tranh để ngời đọc nhìn vào phía trong bị che khuất, lấp một chỗ trống cha đợc lấp. Với

cách hiểu nh vậy, Nỗi buồn chiến tranh không có các nhân vật trọn vẹn, đầy đặn theo lối tiểu thuyết truyền thống. Nhân vật của anh là những mảnh đời, mẫu ngời chắp vá dang dở hợp lại thành "bản hoà tấu của những khuôn mặt và cuộc đời".

Bảo Ninh cũng không xây dựng cốt truyện có thắt nút, mở nút mà cuốn tiểu thuyết càng tiến gần đến đoạn kết càng trở nên dang dở. Các chơng sau là điệp khúc của chơng trớc, tạo nên bản giao hởng vô tận về "nỗi buồn chiến tranh". Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng và đau khổ, tha thiết nhng không ồn ào, sứ mệnh của một ngọn nến đêm đêm vẫn âm thầm leo lét cháy.

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w